Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chủ yếu là cách mạng về thể chế
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Manh Hùng tại buổi làm việc giữa Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT.
- Sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022?
- Xuất hiện nhiều trang thông tin mạo danh Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn
- Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt kêu gọi ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng COVID-19
- Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu về chuyển đổi số doanh nghiệp thời Covid-19 tại hội nghị của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) chủ yếu là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Vì liên quan đến thể chế nên nếu đi trước thì sẽ đẩy nhanh được tiến trình. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực TT&TT là rất cần thiết, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viễn thông; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); đặc biệt là Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra trong bối cảnh cuộc CMCN4.0.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm đưa Việt Nam từ chỗ chủ yếu là gia công lắp ráp trở thành quốc gia làm chủ công nghệ, sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, giải bài toán Việt Nam, và từ Việt Nam đi ra chinh phục thế giới... Mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; công nghệ số trở thành yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Đối với Luật Viễn thông thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Viễn thông nhằm tạo ra hạ tầng của Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số (đây được ví là cuộc đổi mới lần hai của ngành Viễn thông), bắt đầu khởi động một cuộc cách mạng của công cuộc đổi mới. Đối với Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm xây dựng một Luật thống nhất làm căn cứ pháp lý để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, là tiền đề xây dựng thể chế cho Chính phủ số, kinh tế số phát triển, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) quốc gia...
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng cam kết sẽ phối hợp với Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội tiến hành xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội để Quốc hội giám sát các bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ xây dựng trợ lý ảo (hiện Bộ TT&TT đang hỗ trợ 05 Bộ, ngành); xây dựng phần mềm, sử dụng công nghệ số phát hiện sự chồng chéo, mâu thuẫn của các hệ văn bản pháp luật; triển khai hệ thống tham vấn pháp luật quốc tế...
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị hai cơ quan cần tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nguồn lực ở mỗi cơ quan có thế mạnh; cử đầu mối và thống nhất cơ chế làm việc trong thời gian tới. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế các dự án Luật, Bộ TT&TT đề xuất rất cần sự đồng hành, ủng hộ của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội; góp phần thúc đẩy công cuộc CĐS quốc gia mà Bộ TT&TT có vai trò dẫn dắt...
Phát biểu kết tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy thống nhất cao những nội dung đề xuất trong các dự án Luật nêu trên do Bộ TT&TT dự thảo và xin ý kiến để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới.