Scott Dadich kể về buổi chụp hình với Edward Snowden

13:49, 14/08/2014

Phải mất gần một năm làm việc và nhiều tháng đàm phán mới thuyết phục được Snowden hợp tác. Lần đầu gặp gỡ chỉ mới diễn ra cách đây vài phút. Tôi đã dẫn cho rất nhiều buổi chụp ảnh trong suốt 20 năm làm ở tạp chí: từ tổng thống, người nổi tiếng, những người tôi vô cùng ngưỡng mộ, và cả những người tôi đã chửi rủa. Từ anh chàng cao bồi đến quan chức. Kiến trúc sư đến anh hùng. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy áp lực thế này. (SCOTT DADICH của WIRED)

    

Tôi đang ở trong một phòng khách sạn ở Nga, chời đợi buổi chụp hình lớn nhất của đời mình. Ngồi yên lặng, bên cạnh tôi là Platon, một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc và được tôn trọng nhất trên thế giới, đang đi tới đi lui. Patrick Witty, đạo diễn hình ảnh của WIRED, đứng cạnh cửa ra vào, nhìn qua lỗ nhìn trộm trên cánh cửa. Theo phản xạ, tôi đưa tay vào túi quần lần tìm chiếc iPhone của mình, nhưng nó không ở đó. Trong khoảnh khắc, tim tôi xốn xang, nhưng ngay sau đó tôi sực nhớ, mình đã để điện thoại ở nhà để tránh bị nghe trộm. Theo tôi trong chuyến đi này chỉ có một ổ ghi 800 rúp.

Chỉ vài người trên trái đất biết tôi đã ở đâu và tại sao – tại Moscow, tôi ngồi xuống với Edward Snowden. Đây là một bí mật đòi hỏi một nỗ lực rất lớn để giữ kín. Tôi nói với đồng nghiệp và bạn bè rằng tôi đi Paris để làm “vài việc”. Nhưng phần khó nhất là che giấu các thiết bị số. Bản thân Snowden đã chỉ ra chúng ta đã ảo tưởng thế nào về thực chất của sự riêng tư, đây quả thực là một bài học mà chúng ta cần nằm lòng. Điều đó có nghĩa là tránh smartphone, những tệp tin mã hoá, tổ chức những cuộc họp bí mật.

Phải mất gần một năm làm việc và nhiều tháng đàm phán mới thuyết phục được Snowden hợp tác. Lần đầu gặp gỡ chỉ mới diễn ra cách đây vài phút. Tôi đã dẫn cho nhiều buổi chụp ảnh trong suốt 20 năm làm ở tạp chí: từ tổng thống, người nổi tiếng, những người tôi vô cùng ngưỡng mộ, và cả những người tôi đã chửi rủa. Từ anh chàng cao bồi đến quan chức. Kiến trúc sư đến anh hùng. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy áp lực thế này.

Đến 12:15 trưa, Snowden gõ cửa phòng chúng tôi. Anh biết chức danh của Patrick sau khi giới thiệu. Chúng tôi ra hiệu cho anh đến bên chiếc đi văng và tôi ngồi trên chiếc ghế bành phía tay trái của anh ấy. Sau màn giới thiệu (“Cứ gọi tôi là Ed”) và một vài câu pha trò, Platon hỏi anh câu hỏi mà tôi biết tất cả chúng ta đang nghĩ đến: “Anh thế nào rồi?”. Và nhanh chóng, như khi chúng tôi căng thẳng, anh trở nên hoàn toàn thoải mái. Anh mô tả chi tiết, sống động về những cảm xúc của mình, về một ngày của anh trôi qua thế nào. Anh nói về chính trị và chính sách, luật hiến pháp, quy định của chính phủ, và quyền riêng tư cá nhân. Anh nói anh vui khi gặp chúng tôi – những công dân Mỹ - và anh nói rằng anh rất nhớ quê hương. Anh bỏ ra gần một tiếng đồng hồ cứ đi từ chủ đề này đến chủ đề khác nhưng luôn chính xác trong cách dùng từ của mình – trích dẫn quy chế, số hoá đơn, quy định và hành động của CIA, với cùng những gì có thể hồi tưởng lại.

Cuối cùng, chúng tôi chuyển vào phòng ăn. Platon mời Snowden ngồi lên một thùng táo, một chiếc thùng gỗ nhỏ mà Platon từng dùng trong các buổi chụp hình của mình với hầu hết mọi nhà lãnh đạo còn sống trên thế giới, bao gồm cả Vladimir Putin và Barrack Obama. Platon ngồi trước mặt Snowden, như anh vấn thường làm. Anh bắt đầu giải thích quá trình một cách chậm rãi cho Snowden rằng anh muốn hỏi Snowden nhiều câu hỏi để anh ấy có thể để lộ ra cảm xúc sâu thẳm nhất của mình trước ống kính. Tôi di chuyển vào phía sau căn phòng nhường chỗ cho Platon bắt đầu chụp ảnh. Hai người đàn ông bắt đầu buổi chụp ảnh với một số tư thế, góc độ và rõ ràng là Snowden hoàn toàn thoải mái với việc này.

Lúc còn ở New York, Platon  đã đi sắm tại một cửa hàng rượu vang nhỏ gần studio của mình. Giờ anh lôi ra một túi nhựa với một số thứ bên trong: chiếc áo thun màu đen với dòng chữ  “SECURITY” in hoa ở cả mặt trước và sau; một chiếc áo khác, có hình một người khổng lồ, một con đại bang đang gào thét với móng vuốt chìa ra bên dưới là một khẩu hiệu yêu nước; một tấm áp phích lớn xanh đỏ; một cuốn tập không kẻ dòng; một vài tấm ghép hình lá cờ Mỹ; và một lá cờ Mỹ. Platon bày các món đồ ra bàn và hỏi liệu có món đạo cụ nào mang lại sự đồng cảm cho anh. Snowden cười lớn và chọn chiếc áo thun in dòng chữ SECURITY. “Vui đấy”, anh nói, “Tôi nghĩ mặc nó sẽ thú vị đây”. Anh đi vào nhà tắm và thay áo, sau đó Platon lại tiếp tục buổi chụp hình.

Chúng tôi quay trở lại bàn và Snowden chọn lá cờ. Platon hỏi anh ta muốn làm gì trong bức ảnh này. Snowden ôm á cờ trong tay và nhẹ nhàng mở nó ra. Anh nói anh cảm thấy lo lắng rằng việc chụp hình với quốc kỳ có thể làm nhiều người tức giận nhưng điều này rất có ý nghĩa với anh. Anh nói rằng anh rất yêu quê hương. Anh ôm lá cờ vào tim mình. Không ai nói một lời, tôi có cảm giác dựng cả tóc gáy. Tất cả chúng tôi ngồi đó một lúc lâu, quan sát anh. Sau đó Platon hét lên: “Đừng cử động!” Anh bấm chụp ngay tấm hình Snowden lúc đó. Và chúng tôi có được tấm ảnh bìa.

Sau đó, cũng không còn nhiều thứ để làm. Chúng tôi ngồi thêm một lúc nữa. Snowden nói anh không thực sự ở một nơi nào, nhưng tôi có thể nói rằng, buổi chụp hình đã kéo anh ta a ngoài – và với một lý do chính đáng. Kể cả thời gian nghỉ trưa, chúng tôi có tổng cộng là bốn tiếng cùng nhau. Ngay lúc đó, James Bamford – nhà văn của chúng tôi, đang trên chuyến bay đến Moscow; Ông ấy và Snowden sẽ có một cuộc gặp trong ba ngày nói để trao đổi về một số vấn đề.

Vẫn còn ít thời gian. Platon đã mang hai cuốn sách của anh tặng Snowden. Snowden muốn có một vài câu đề tặng, và tôi đã chụp lại khoảnh khắc đó. Chúng tôi bắt tay, mỗi người chúng tôi đều chúc nhau nhiều may mắn. “Tôi hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau trên đường một lúc nào đó”, Platon nói, “Hi vọng sẽ gặp lại anh trở về, trên đất Mỹ”. Snowden nhìn thẳng vào anh ấy, mang balo qua vai và trả lời, “Chắc không đâu”. Cùng với câu nói đó, anh đóng cửa và bỏ đi.

Thanh Hoà (Theo WIRED)