Những mẹo nhỏ giúp dùng điều hoà tiết kiệm điện trong những ngày nắng nóng gay gắt
Máy lạnh, điều hòa đang dần trở thành thiết bị phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất là vào trong mùa hè. Với hiệu quả mang lại giúp chúng ta có không khí mát và thỏa mái hơn thì đi kèm theo đó điều hòa chính là thiết bị ngốn nhiều tiền điện nhất trong các gia đình.
Chọn chế độ “dry”:
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ “Cool” (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết” sang chế độ “Dry” (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.
Trên thực tế, phương pháp này tiết kiệm điện bởi khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng. Điện năng cho hoạt động này của điều hòa là khá nhiều. Trong khi đó, nếu ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn. Chế độ này tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.
Chống thoát nhiệt qua khe hở:
Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.
Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.
Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.
Không bật điều hòa 24/24:
Bạn không nên bật điều hòa 24/24 kể cả trong những ngày nóng nhất. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn.
Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
Tăng giảm nhiệt độ hợp lý:
Nhiều người nghĩ rằng nên để cùng một chế độ nhiệt độ của điều hoà như vậy sẽ tiết kiệm điện. Điều này hoàn toàn sai lầm. Theo khuyến cáo của cơ quan tiết kiệm năng lượng Mỹ, cách đơn giản tiết kiệm tiền điện nhất là bạn nên tăng nhiệt độ khi bạn không ở trong phòng.Hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Luôn đặt điều hoà ở nhiệt độ cao nhất thì có thể tiết kiệm điện nhiều nhất. Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ nhiệt độ cũng làm gia tăng chi phí. Bộ năng lượng Mỹ khuyến cáo, nhiệt độ trong nhà tốt nhất là 25 độ C.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số cách khác như tắt bớt thiết bị điện trong nhà để tránh gia tăng thêm nhiệt độ.
Hẹn giờ tắt máy:
Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.
Chọn hướng gió và sử dụng thêm quạt để tiết kiệm điện:
Cánh gió ở điều hòa sẽ điều chỉnh tự động trái, phải trên dưới để nhiệt độ được tỏa đều khắp phòng. Tuy nhiên để chế độ auto thế này thế không hiệu quả thay vì bạn chọn cố định một hướng gió về phía mà bạn ngồi, nằm ngủ hay baatx cư vị trí nào bạn cần. Như vậy bạn sẽ có cảm giác mát hơn mà không cần để nhiệt độ quá thấp Ngoài ra còn một cách nữa để giúp các bạn giảm tiền điện cho điều hòa mà vẫn mát đó là sử dụng thêm quạt, con ếch phun hơi nước. Tăng nhiệt độ điều hòa lên tầm 27 độ và thêm 1 chiêc quạt điện chắc chắc tiền điện vừa giảm mà bạn cũng sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng điều hoà:
Khi sử dụng trong thời gian dài mà không vệ sinh hoặc vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa không đúng cách sẽ làm cho bụi bẩn tích tụ nhiều trong điều hòa không làm lạnh không khí khi bạn bật.
Mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng. Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.
Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế định kỳ. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng. Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hoàn toàn trước khi lắp trở lại. Nếu cẩn thận, hãy thay thế lọc khí theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động của máy.
Các nhà sản xuất gợi ý thời gian vệ sinh định kỳ cho máy lạnh hộ gia đình là khoảng 3-4 tháng, 1-2 tháng đối với nơi có nhiều người qua lại và hàng tháng đối với các xí nghiệp, công xưởng.
Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat:
Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.
Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Việt Anh