Cần Thơ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Cần Thơ mới đấy đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất”.
Cần Thơ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.
Theo Sở KH&CN, từ ứng dụng công nghệ sinh học đem lại, Cần Thơ đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách được ban hành đã tạo môi trường thuận lợi, thu hút các dự án đầu tư công nghệ; khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học; phát triển và nhân rộng các mô hình, kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học mang lại hiệu quả, lợi ích cao.
Phát Cần Thơ đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất khai mạc, bà Trần Hoài Phương nhấn mạnh, công nghệ sinh học cùng với công nghệ số và vật lý đã trở thành 3 trụ cột chính cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công nghệ sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường mà còn bảo đảm an ninh lương thực.
Thời gian qua, Sở KH&CN đã triển khai thực hiện nhiều đề tài - dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 553/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học đến năm 2030. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2025, công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 5% GDP và 7% vào năm 2030.
Tại cuộc hội thảo có 3 đề tài được giới thiệu đó là: “Giới thiệu kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết, tinh chế geraniin trong vỏ quả chôm chôm để hỗ trợ bệnh cao huyết áp và tiểu đường” của GS.Ts Vũ Thị Thu Hà (Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam); “Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chế phẩm prebiotic, probiotc, symbiotic phục vụ cho ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” của Ts. Nguyễn Hữu Thanh (Trường Đại học An Giang) và đề tài “Phân lập, tuyển chọn nấm men tự nhiên và ứng dụng trong sản xuất rượu vang quả” của Ts. Lê Vũ lan Phương (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ).
Cũng trong buổi hội thảo đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Cần Thơ và Công ty Run Together, Công ty HanaGold.
Là đơn vị ký kết hợp tác với Trung tâm Ứnag dụng tiến bộ KH&CN Cần Thơ, chị Hana Ngô, nhà sáng lập kiêm tổng Giám đốc công ty HanaGold chia sẽ, đơn vị hợp tác với Trung tâm 2 lĩnh vực: Nghiên cứu phát triển nguyên vật liệu chế tác trang sức đây là công nghệ vật liệu phát triển đã tạo ra những vật liệu mới để phục vụ cho ngành trang sức.
Nhận thấy được tiềm năng nghiên cứu phát triển đa dạng nguyên vật liệu chế tác, từ đó góp phần làm cho trang sức từ HanaGold sản xuất không chỉ sáng tạo mà còn có thể thân thiện môi trường, gọn nhẹ hơn, độ bền, sáng bóng hơn nhưng không kém phần sang trọng tinh xảo. Việc ký kết này, chính là bước ngoặt mới trong việc phát triển đa dạng vật liệu giữa HanaGold và Trung Tâm. Từ đó, sẽ cho ra nhiều sáng kiến trong quá trình tìm tòi nghiên cứu công nghệ mới tạo ra nguyên liệu phục vụ sản xuất trang sức từ kim loại quý. Và lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng quản lý truy xuất đồng vàng công nghệ Kim Khổng Tước bằng công nghệ blockchain tích hợp chip NFC và mã QR. Đây là công nghệ blockchain đang từng bước thay đổi và góp phần hỗ trợ tích cực những lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật như việc truy xuất nguồn gốc, định danh sản phẩm từ đó hạn chế việc làm giả, ảnh hưởng uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đăng ký tác quyền về hình ảnh thiết kế, nhãn hiệu việc định danh các sản phẩm độc quyền từ HanaGold rất được chú trọng và đầu tư. Đến với sự hợp tác lần này, HanaGold và Trung tâm còn đồng hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ blockchain tích hợp chip NFC và mã QR trong quá trình quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm đồng vàng công nghệ Kim khổng tước, tránh làm giả, tránh sao chép sản phẩm độc bản từ đội ngũ thiết kế HanaGold chế tác sản xuất.
Sau khi ứng dụng thành công cho đồng vàng công nghệ Kim khổng tước sẽ là việc ứng dụng vào các bộ sưu tập trang sức, ấn phẩm NFT từ HanaGold.
Thiên Thanh (T/h)