Chất xám Việt chinh phục thị trường Mỹ
14:00, 01/01/2013
Một thiết bị thể thao dùng để đo mức độ vận động cơ thể tên Misfit Shine vừa tung ra đã đạt doanh số 100.000 USD chỉ sau 10 giờ xuất hiện trên thị trường Mỹ.
Sản phẩm đầu tay của người Việt trẻ
Ngày 14-11 khi thiết bị thể thao để đo mức độ vận động của cơ thể, có tên Misfit Shine, được chào bán tại thị trường Mỹ thì lúc đó ở VN hàng chục con mắt cũng dõi theo với cảm xúc hồi hộp, xúc động. Họ là những người đã góp phần tạo ra sản phẩm và Misfit Shine cũng là “con đẻ” đầu tiên của nhóm nghiên cứu và phát triển (R&D) người Việt trẻ.
Nhóm chỉ có hơn 20 người, tuổi đời trung bình 25-30, là những gương mặt từng đoạt giải Olympic quốc tế về toán, tin học ở trung học, một số thành viên đã có kinh nghiệm nghiên cứu Postdoc từ các trường danh tiếng như MIT, Stanford, hoặc kinh nghiệm làm việc trong các công ty kỹ thuật cao trên thế giới. Trong điều kiện của VN, đa số công việc nghiên cứu phát triển hoặc thiên về nghiên cứu khoa học thuần thì việc đưa những thuật toán áp dụng vào sản phẩm thực tế như Misfit Shine do nhóm bạn trẻ Việt thực hiện trở thành một câu chuyện thú vị.
Mô tả về công việc của mình, Vỹ Anh, phụ trách tìm kiếm thông tin của nhóm, cho biết hơn một năm nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra sản phẩm, các thành viên phải tiếp cận nhiều công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, phát triển những thuật toán phức tạp, những yêu cầu về thiết kế tinh xảo và độ chính xác tuyệt đối cho sản phẩm. Theo Vỹ Anh, sản phẩm là kết quả một năm cả nhóm cùng làm việc rất nghiêm túc và cần mẫn.
Thách thức đối với một công việc mới mẻ khi cho ra một sản phẩm như Misfit Shine chính là đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều lần, với nhiều ý tưởng và mô hình khác nhau, trong đó có những ý tưởng tốt và cả những ý tưởng không tốt, cần phải thay đổi hoặc bỏ đi hoàn toàn. Hầu hết thành viên trong nhóm đều rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra một sản phẩm kỹ thuật cao từ A-Z. Nga, Thanh Tùng (kỹ sư phần mềm) cho biết tuy vậy nhóm thấy vui vì sản phẩm được hình thành và hoàn thiện dần dần theo thời gian.
Với vai trò là kỹ sư phần mềm, Khoa kể: “Các thành viên trong nhóm làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau nên thường xuyên có sự di chuyển để làm việc trực tiếp với nhau. Nhóm cũng tận dụng các công cụ liên lạc qua Internet để làm việc khi không thể gặp mặt trực tiếp, đặc biệt những cuộc trao đổi giữa Mỹ và VN”. Thiết kế công nghiệp và phát triển phần cứng của Mistfit được thực hiện tại văn phòng ở San Francisco và Boston.
Sau nhiều lần đánh giá, kiểm tra thử thay đổi rồi lại kiểm tra, có những lúc phải ngồi lại xem xét những bước mình đã làm để kiểm tra lý do tại sao sai, sai chỗ nào. “Sản phẩm ra mắt là một cột mốc quan trọng mà mọi người đều mong chờ từ nhiều tháng nay và sự thành công bước đầu là một khích lệ lớn” - Phước Thịnh, thành viên trong nhóm, chia sẻ.
Chia sẻ về quyết định đưa bộ phận R&D về VN, ông Sonny Vũ, nhà sáng lập Misfit Wearables, công ty sản xuất Misfit, cho biết đây là một hướng đi “lạ” đối với các công ty công nghệ. Nhưng hiện nay các nhà đầu tư của Misfit nhìn thấy một tiềm năng rất lớn của VN ở yếu tố con người, đặc biệt là nhóm các bạn trẻ tài năng về công nghệ, và ông muốn điều ngược lại. Thành công của sản phẩm R&D đầu tiên tại VN này đã chứng minh quyết định hoàn toàn đúng.
Xu hướng tất yếu
Phát triển công tác R&D tại VN đang được nhiều tập đoàn nhắm đến và là xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà VN đang nhắm đến. Gần đây, Samsung công bố sẽ xây dựng một khu tổ hợp công nghệ Samsung (Samsung Complex) chuyên về R&D tại Hà Nội hay Robert Bosch, Nokia, Panasonic... cũng đã lên kế hoạch đầu tư cho R&D tại VN phát đi một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Những người trẻ may mắn tham gia phát triển sản phẩm Misfit cho biết so với công việc làm dịch vụ gia công trước đây, công việc R&D của nhóm có ý nghĩa hơn, đi kèm nhiều thách thức hơn vì cho phép người tham gia có cơ hội tiếp cận những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới. Minh Thọ cho biết: “Công ty cũng bỏ ra rất nhiều chi phí, ngoài việc có thầy giáo người Mỹ trong công ty kèm tiếng Anh cho từng người, công ty còn thường xuyên đưa các bạn trong nhóm VN sang làm việc ở Mỹ để học hỏi và tiếp xúc với môi trường công nghệ ở Thung lũng Silicon. Bảy thành viên trong nhóm còn được sang Thung lũng Silicon dự Hội nghị các chuyên gia phát triển phần mềm toàn cầu (WWDC) của Apple và Google iO, để mở rộng tầm nhìn và các xu hướng công nghệ trên thế giới, điều mà ở VN các thành viên khó lòng nắm bắt.
Trong khi chờ đợi những cột mốc kỷ lục mới từ Misfit Shine, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi để cho ra những sản phẩm mới. Mimi, thành viên nữ, tâm sự từ thành công sản phẩm đầu tay, những người trẻ đều có cái nhìn về vị thế mới VN trong mắt xích chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt đòi hỏi nhiều chất xám hơn. Thanh Tùng, phụ trách kỹ sư phần mềm, cho rằng VN hiện nay đang đảm nhận những công đoạn đòi hỏi chất xám nhiều hơn. Các nhà đầu tư cần xem đây là mảnh đất màu mỡ vì nhân lực VN luôn có tiềm năng lớn (nhưng chưa được trao đầy đủ cơ hội) nay có thể phát huy tối đa.
Nhóm nghiên cứu trẻ người Việt đang trao đổi công việc.- Ảnh: Như Bình
Hiện Misfit Shine đang tiếp tục phá vỡ nhiều kỷ lục của cộng đồng mạng và được chọn vào tốp 10 sản phẩm công nghệ được ưa thích tại CES (Consumer Electronic Show) 2013. Điều đặc biệt đây là một sản phẩm được nghiên cứu hoàn toàn ở VN, công sức của những người trẻ VN.Sản phẩm đầu tay của người Việt trẻ
Ngày 14-11 khi thiết bị thể thao để đo mức độ vận động của cơ thể, có tên Misfit Shine, được chào bán tại thị trường Mỹ thì lúc đó ở VN hàng chục con mắt cũng dõi theo với cảm xúc hồi hộp, xúc động. Họ là những người đã góp phần tạo ra sản phẩm và Misfit Shine cũng là “con đẻ” đầu tiên của nhóm nghiên cứu và phát triển (R&D) người Việt trẻ.
Nhóm chỉ có hơn 20 người, tuổi đời trung bình 25-30, là những gương mặt từng đoạt giải Olympic quốc tế về toán, tin học ở trung học, một số thành viên đã có kinh nghiệm nghiên cứu Postdoc từ các trường danh tiếng như MIT, Stanford, hoặc kinh nghiệm làm việc trong các công ty kỹ thuật cao trên thế giới. Trong điều kiện của VN, đa số công việc nghiên cứu phát triển hoặc thiên về nghiên cứu khoa học thuần thì việc đưa những thuật toán áp dụng vào sản phẩm thực tế như Misfit Shine do nhóm bạn trẻ Việt thực hiện trở thành một câu chuyện thú vị.
Mô tả về công việc của mình, Vỹ Anh, phụ trách tìm kiếm thông tin của nhóm, cho biết hơn một năm nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra sản phẩm, các thành viên phải tiếp cận nhiều công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, phát triển những thuật toán phức tạp, những yêu cầu về thiết kế tinh xảo và độ chính xác tuyệt đối cho sản phẩm. Theo Vỹ Anh, sản phẩm là kết quả một năm cả nhóm cùng làm việc rất nghiêm túc và cần mẫn.
Thách thức đối với một công việc mới mẻ khi cho ra một sản phẩm như Misfit Shine chính là đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều lần, với nhiều ý tưởng và mô hình khác nhau, trong đó có những ý tưởng tốt và cả những ý tưởng không tốt, cần phải thay đổi hoặc bỏ đi hoàn toàn. Hầu hết thành viên trong nhóm đều rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra một sản phẩm kỹ thuật cao từ A-Z. Nga, Thanh Tùng (kỹ sư phần mềm) cho biết tuy vậy nhóm thấy vui vì sản phẩm được hình thành và hoàn thiện dần dần theo thời gian.
Với vai trò là kỹ sư phần mềm, Khoa kể: “Các thành viên trong nhóm làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau nên thường xuyên có sự di chuyển để làm việc trực tiếp với nhau. Nhóm cũng tận dụng các công cụ liên lạc qua Internet để làm việc khi không thể gặp mặt trực tiếp, đặc biệt những cuộc trao đổi giữa Mỹ và VN”. Thiết kế công nghiệp và phát triển phần cứng của Mistfit được thực hiện tại văn phòng ở San Francisco và Boston.
Sau nhiều lần đánh giá, kiểm tra thử thay đổi rồi lại kiểm tra, có những lúc phải ngồi lại xem xét những bước mình đã làm để kiểm tra lý do tại sao sai, sai chỗ nào. “Sản phẩm ra mắt là một cột mốc quan trọng mà mọi người đều mong chờ từ nhiều tháng nay và sự thành công bước đầu là một khích lệ lớn” - Phước Thịnh, thành viên trong nhóm, chia sẻ.
Chia sẻ về quyết định đưa bộ phận R&D về VN, ông Sonny Vũ, nhà sáng lập Misfit Wearables, công ty sản xuất Misfit, cho biết đây là một hướng đi “lạ” đối với các công ty công nghệ. Nhưng hiện nay các nhà đầu tư của Misfit nhìn thấy một tiềm năng rất lớn của VN ở yếu tố con người, đặc biệt là nhóm các bạn trẻ tài năng về công nghệ, và ông muốn điều ngược lại. Thành công của sản phẩm R&D đầu tiên tại VN này đã chứng minh quyết định hoàn toàn đúng.
Sản phẩm Misfit Shine
Xu hướng tất yếu
Phát triển công tác R&D tại VN đang được nhiều tập đoàn nhắm đến và là xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà VN đang nhắm đến. Gần đây, Samsung công bố sẽ xây dựng một khu tổ hợp công nghệ Samsung (Samsung Complex) chuyên về R&D tại Hà Nội hay Robert Bosch, Nokia, Panasonic... cũng đã lên kế hoạch đầu tư cho R&D tại VN phát đi một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Những người trẻ may mắn tham gia phát triển sản phẩm Misfit cho biết so với công việc làm dịch vụ gia công trước đây, công việc R&D của nhóm có ý nghĩa hơn, đi kèm nhiều thách thức hơn vì cho phép người tham gia có cơ hội tiếp cận những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới. Minh Thọ cho biết: “Công ty cũng bỏ ra rất nhiều chi phí, ngoài việc có thầy giáo người Mỹ trong công ty kèm tiếng Anh cho từng người, công ty còn thường xuyên đưa các bạn trong nhóm VN sang làm việc ở Mỹ để học hỏi và tiếp xúc với môi trường công nghệ ở Thung lũng Silicon. Bảy thành viên trong nhóm còn được sang Thung lũng Silicon dự Hội nghị các chuyên gia phát triển phần mềm toàn cầu (WWDC) của Apple và Google iO, để mở rộng tầm nhìn và các xu hướng công nghệ trên thế giới, điều mà ở VN các thành viên khó lòng nắm bắt.
Trong khi chờ đợi những cột mốc kỷ lục mới từ Misfit Shine, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi để cho ra những sản phẩm mới. Mimi, thành viên nữ, tâm sự từ thành công sản phẩm đầu tay, những người trẻ đều có cái nhìn về vị thế mới VN trong mắt xích chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt đòi hỏi nhiều chất xám hơn. Thanh Tùng, phụ trách kỹ sư phần mềm, cho rằng VN hiện nay đang đảm nhận những công đoạn đòi hỏi chất xám nhiều hơn. Các nhà đầu tư cần xem đây là mảnh đất màu mỡ vì nhân lực VN luôn có tiềm năng lớn (nhưng chưa được trao đầy đủ cơ hội) nay có thể phát huy tối đa.
Theo tuoitre.vn