Cố vấn cấp cao của Facebook tại VN tự nhận 'không hiểu biết nhiều về công nghệ'
17:00, 10/04/2013
Huỳnh Kim Tước đã không còn xa lạ với giới công nghệ, khi mà tên tuổi anh gắn liền với Google rồi đến Facebook tại Việt Nam.
Huỳnh Kim Tước quê ở Hóc Môn, TP.HCM. 12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ định cư. Sau đó anh tốt nghiệp ngành Tâm lý học của Trường Đại học Texas tại San Antonio (Mỹ). Ra trường anh làm cho chương trình giúp phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Năm 1996, anh trở về Việt Nam.
Hiện anh đang là giám đốc phát triển và hoạch định chính sách tại Việt Nam của Facebook. Trước đó, anh là cố vấn thị trường Việt Nam của Google ở Việt Nam.Từ bỏ “giấc mơ Mỹ” để về Việt Nam hái hoa lài chơi, người mà ai cũng nghĩ “có vấn đề” đó hiện đang là cố vấn cao cấp của Facebook tại Việt Nam, trước đó anh còn làm cho Google, Mercedes-Benz... Huỳnh Kim Tước khiến nhiều người tò mò làm sao anh có thể chạm tay đến những ông lớn công nghệ trên thế giới?
Huỳnh Kim Tước nói anh không hiểu biết nhiều về công nghệ, trình độ chỉ nhỉnh hơn biết bật, tắt máy tính một chút. Nghe khó tin, đặc biệt khi anh đã là cố vấn cho hai cái tên đình đám của làng công nghệ thế giới. Nhưng những cuộc trò chuyện đã dần tiết lộ, Huỳnh Kim Tước giỏi trước hết ở chỗ anh có thể khiến mọi việc nằm gọn trong tầm tay của mình...
Bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam hái hoa lài
Ý định của anh khi trở về Việt Nam?
Trở về Việt Nam là trở về Việt Nam thôi, không có ý định gì hết. Bạn đi ra ngoài rồi quay về nhà để làm gì? Về nhà để về nhà thôi. Có người hỏi tôi: “Thế anh có về bên bển ăn Tết hay không?”.
Trời ơi, không, người Việt thì về đây ăn Tết chứ sao tôi phải trở lại bên kia. Với tôi, Việt Nam là cái nhà, tôi đi qua Mỹ “để làm cái gì” và về Việt Nam “không phải vì cái gì cả”. Về để thấy thoái mái hơn rồi mới nghĩ việc mình muốn làm.
Vậy là tự bản thân anh đã luôn cảm thấy cuộc sống ở Mỹ trước đó chỉ như là ở trọ thôi?
Trước hết, tôi không hợp với khí hậu bên đó, mùa đông tôi thường bị viêm mũi, viêm phế quản. Còn công việc, tôi học ngành quản lý và là điều phối viên của chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Tôi làm ở khu vực chủ yếu là người da đen và người Mexico sinh sống. Nhưng họ không hưởng ứng những sự giúp đỡ đó, công việc không có sự tương tác làm cho tôi cảm thấy không thoải mái. Cuối năm 1996, tôi quay trở lại Việt Nam.
Có ai nghĩ anh... có vấn đề không khi từ bỏ “giấc mơ Mỹ” để về Việt Nam hái hoa lài?
Theo văn hóa người Việt mình, bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái ổn định, học hành đâu ra đó, công việc ổn định, gia đình ổn định, thu nhập ổn định...
Từ lúc nhỏ, tôi đã nghe từ “ổn định” đó, có điều sao tôi cảm thấy nó không... ổn. Vấn đề là tôi luôn muốn thay đổi, luôn muốn thử một cái gì đó mới. Khi tôi thông báo sẽ ở lại luôn, mọi người phản ứng và nghĩ tôi bị gì đó, không muốn sướng lại muốn khổ. Gia đình nghĩ tôi đang có một công việc khá hay, 5 - 10 năm sau biết đâu sẽ được lên làm cái gì đó.
Người ta nghĩ tôi gặp chuyện khủng hoảng tâm lý nên mới như vậy. Không phải tôi muốn đi ngược lại lẽ thường mà bởi tôi hiểu bản thân mình muốn gì hơn ai hết. Tôi thấy mình không bị gì cả, khoảng thời gian trước khi qua Mỹ, dù rằng phải sống nghèo khổ, phải tát cá, lội mương, leo trèo... nhưng tôi không cảm nhận rằng đó là cái khổ. Những năm tháng ở Mỹ tôi luôn mơ về cảnh mình bơi qua sông, chạy qua những cánh đồng.
Và anh quyết định ở lại Việt Nam để bơi qua sông, chạy qua những cánh đồng?
(Cười) À, tôi quá lớn để làm những chuyện đó nên tôi đi hái hoa lài. Một ký hoa lài bán được 5.000 đồng, hái cả ngày chắc được chừng 1kg. Hái hoa lài hết mấy tháng trời, tôi vừa hái vừa trò chuyện, cuốc đất với bà con để nhập tâm lại với văn hóa Việt. Tôi không thích kiểu về nước như đi du lịch, ở khách sạn sang trọng, ra đường than thở bụi vào mắt, khói vào mặt, ăn chồm hổm ở vỉa hè mất vệ sinh...
Từ Mercedes-Benz đến Facebook
Sau khi hòa nhập lại với văn hóa Việt anh quyết định làm gì?
Tôi đi kiếm việc làm, mà lúc bấy giờ sinh viên mới ra trường họ có lợi thế hơn tôi, vì có ngôn ngữ. Tiếng Việt của tôi lúc đó rất... khó diễn tả. Nghĩ tới lui thấy mình thích ôtô, hồi bên Mỹ không có tiền, tôi mua xe cũ về sửa sang lại chạy ngon lành.
Thấy Mercedes-Benz Việt Nam mới mở và quảng cáo tuyển người nào có bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh), 5 - 6 năm kinh nghiệm lắp ráp ôtô. Tôi có MBA nhưng kinh nghiệm thì chỉ là sửa sang xe cũ. Tôi nói với họ tôi không phải là người học chuyên ngành nhưng cứ đưa ôtô cho tôi, tôi có thể tháo ra ráp lại, nó vẫn chạy ngon lành.
Tôi được tuyển, có lẽ do nghành ôtô ở Việt Nam mới mẻ, không nhiều người có chừng ấy năm kinh nghiệm nên cũng ít ứng viên.
Học ngành quản lý, anh làm công việc thiên về kỹ thuật như thế nào để không đụng phải thất bại?
Tôi luôn nghĩ, thà thất bại ở những việc mình thích, còn hơn phải thất bại ở việc mình không thích. Dù sao, thật may đây lại là công việc tôi đã làm tốt hơn tôi tưởng tượng. Tôi phụ trách việc đặt hàng dây chuyền lắp ráp, tương tác với bên nước ngoài, thương lượng giá cả. Lúc đó, tôi mới biết, ở Việt Nam mua cái gì cũng có... hoa hồng.
Dây chuyền đó 10 triệu USD nên hoa hồng cũng lớn đấy. Rất nhiều nhà cung ứng đã tới để thỏa thuận với tôi. Nhưng tôi quyết định làm trực tiếp với bên nước ngoài, không hoa hồng, giá rẻ hơn. Người ta ngạc nhiên, nghĩ tôi lập dị. Đó là hệ thống ISO 9000 đầu tiên được triển khai ở Việt Nam.
Với một người thích thay đổi như anh thì Mercedes-Benz níu chân anh được bao lâu?
Hai năm. Đến năm 1999, khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tập đoàn mẹ của Mercedes-Benz quyết định đóng cửa một số nhà máy, sau nhiều tranh cãi nhà máy ở Việt Nam không bị đóng cửa nhưng phải cam kết cắt giảm nhân viên. Tôi phải làm việc đó. Làm danh sách mà tôi thấy ngại quá. Toàn giảm nhân viên mà hệ thống quản lý không giảm, vậy là tôi quyết định tự giảm bản thân mình luôn. Sau đó, tôi bẳt đầu công việc ở Phú Mỹ Hưng (TP.HCM).
Năm 1999, ngành địa ốc còn rất mới. Phú Mỹ Hưng chỉ mới có 1 chung cư mà bán không được, đường Nguyễn Văn Linh còn rất nhỏ, buổi tối nhiều cướp giật. Tôi không hiểu nơi đó có gì thu hút anh?
Trước đó, năm 1997, tôi từng xuống Phú Mỹ Hưng tham quan, ông Chủ tịch tập đoàn nói với tôi “khu này sẽ trở thành khu đô thị cho 500.000 người sinh sống”. Tôi nhìn quanh chỉ thấy trâu và dừa nước.
Cũng nghĩ ông này chắc có vấn đề, nhưng không sao, những người như thế mới dám nói dám làm. Vậy nên, sau khi nghỉ ở Mercedes-Benz tôi về Phú Mỹ Hưng làm với niềm tin đó. Nhiệm vụ của tôi là quản lý và xây dựng môi trường sống.
Tôi phải xây dựng một quy chế nội bộ, đưa nó vào hợp đồng mua bán. Những quy chế đó cũng chẳng phải tôi sáng tác, chỉ đưa từ nước ngoài về thôi. Sau này nó được biên tập lại rất nhiều và trở thành nòng cốt trong quyết định số 8 của Bộ Xây dựng để quản lý chung cư đô thị.
Thời điểm đó, chung cư vẫn là nỗi ám ảnh của người Việt, bởi cảnh cha chung không ai khóc, lộn xộn và mất vệ sinh, Phú Mỹ Hưng chắc cũng không thể nằm ngoài cảnh đó?
Tôi không thích kiểu về nước như đi du lịch, ở khách sạn sang trọng, ra đường than thở bụi vào mắt, khói vào mặt...
Đúng vậy, cho nên mới cần quy chế quản lý. Nhưng nói thật, để áp dụng mấy quy chế đó ở Việt Nam rất khó. Lúc đó, tôi hay mượn cái mác “ở bển về, ở bển người ta làm vậy”, đội cái nón cao bồi đi vào chung cư nhắc người ta không nuôi chó mèo, giữ vệ sinh, không cơi nới... dù đã có quy định, nhưng thực tế mà nói đi năn nỉ là chính. Không có cái nón cao bồi nói người ta không nghe, lạ vậy đó (cười).
Năn nỉ và nhịn nhục vì ở Phú Mỹ Hưng ai cũng có máu mặt, ai cũng là ngôi sao lớn... Có một lần tôi kêu nhân viên ra nhắc nhở nhà đó không được cơi nới thì nhận được câu trả lời: “Mày kêu tổng giám đốc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 7 ra tao biểu!”. Nghe là thấy khủng hoảng rồi (cười).
Sau đó, cơ duyên nào đưa anh trở thành cố vấn cấp cao của Google tại Việt Nam?
Từ năm 2003, tôi đã có mối liên lạc với bên Google rồi. Lúc đó, giao diện Google ở Việt Nam đôi khi xuất hiện giao diện tiếng hoa, việc này kéo dài một thời gian dài. Tôi quyết định gửi một email cho họ, email này được chuyển tới tay Larry Page, đồng sáng lập của Google.
Ông ta ngay lập tức yêu cầu tìm lỗi và “triệu tập” tôi. Larry Page mặc quần đùi, áo thun gác chân lên bàn rất thoải mái và hỏi tôi làm sao để giải quyết những sự cố tương tự. Tôi nói thật với ông ta: Google cần có những tai nghe mắt thấy tại địa phương.
Larry Page nói với tôi: “Bạn về nghiên cứu xem có mô hình nào có thể triển khai tại Việt Nam và những thị trường tương tự hay không?”. Tôi về viết ra một mô hình dài 200 trang gửi cho ông ta. Cuối 2004, Google gửi email cho tôi nói rằng họ đang tuyển người phụ trách thị trường Việt Nam và hỏi tôi có quan tâm không. Đúng lúc Phú Mỹ Hưng đã đi vào nề nếp, tôi cảm thấy hết thử thách và muốn thử ở một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Yêu cầu của Google là hiểu biết về công nghệ. Tôi chỉ biết bật, tắt máy tính, nhưng rồi tôi nghĩ nếu không nộp đơn tôi sẽ hối hận. Điểm nhấn duy nhất trong hồ sơ của tôi là 200 trang đã gửi cho Larry Page.
Trong vòng phỏng vấn họ hỏi tôi: “Nếu ở Việt Nam Google bị cấm, bạn sẽ làm như thế nào?”. Tôi nghĩ bụng “cấm thì bỏ chạy chứ làm sao giờ” (cười lớn). Tôi nói với họ, nếu tôi làm cố vấn, sẽ phòng cháy chứ không để phải chữa cháy như thế. Có lẽ điều đó đã thuyết phục được bên Google tuyển dụng tôi. “Phòng cháy” cũng là con đường mà sau này tôi cố vấn cho Google tại Việt Nam.
Và anh đã làm được gì cho Google trước khi rời đi?
Khi tôi vào làm ở Google, tại thị trường Việt Nam họ đang đứng top 5. Lúc tôi rời khỏi đó, họ ở số 1 và số 2. Số 1 là Google tiếng Việt, số 2 là Google tiếng Anh. Cuộc ra đi này, tôi nghĩ là cần thiết, khi đã lên hàng top Google bắt đầu kinh doanh, họ tuyển thêm nhân viên ngồi bên Singapore để bán quảng cáo, vị trí của tôi không còn nữa. Muốn tiếp tục làm tôi cũng phải làm kinh doanh, tôi lại không muốn điều đó.
Vị trí cố vấn cho Facebook ở Việt Nam được giới công nghệ dự đoán là sẽ rơi vào tay anh ngay từ khi Facebook rao tin tìm người...
Khi Facebook tuyển người ở Việt Nam, có một vài vị quan chức cấp cao của Facebook cũng về đây để tìm hiểu lỗi kỹ thuật và cách để không bị lỗi nữa. Họ hỏi rất nhiều người. Tôi gặp họ ở hành lang một hội thảo và nói với họ là tôi có cách. Mắt họ sáng lên và hỏi ngay cách gì.
Tôi nói với họ, một vấn đề quan trọng như vậy không nên bàn ở hành lang nên hẹn họ tối hôm sau ở khách sạn Park Hyatt.
Thật ra, thứ nhất lúc đó tôi chưa có giải pháp gì cả, tôi kéo thêm một ngày để nghĩ ra giải pháp. Thứ hai, đó là đòn tâm lý để mang lại cho họ cảm giác rằng, họ đang đi tìm câu trả lời cho một vấn đề quan trọng. Hôm sau, tôi mang câu trả lời cho họ, nửa chừng họ gọi thêm một vị cố vấn cấp cao về chính sách đến nghe tôi nói.
Đến nay anh đã làm cho Facebook được 2 năm, trong đầu anh đã hình dung về một công việc khác chưa?
(Cười lớn) Ồ, tôi đang chờ một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn hơn.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Theo cafebizHuỳnh Kim Tước quê ở Hóc Môn, TP.HCM. 12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ định cư. Sau đó anh tốt nghiệp ngành Tâm lý học của Trường Đại học Texas tại San Antonio (Mỹ). Ra trường anh làm cho chương trình giúp phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Năm 1996, anh trở về Việt Nam.
Hiện anh đang là giám đốc phát triển và hoạch định chính sách tại Việt Nam của Facebook. Trước đó, anh là cố vấn thị trường Việt Nam của Google ở Việt Nam.Từ bỏ “giấc mơ Mỹ” để về Việt Nam hái hoa lài chơi, người mà ai cũng nghĩ “có vấn đề” đó hiện đang là cố vấn cao cấp của Facebook tại Việt Nam, trước đó anh còn làm cho Google, Mercedes-Benz... Huỳnh Kim Tước khiến nhiều người tò mò làm sao anh có thể chạm tay đến những ông lớn công nghệ trên thế giới?
Huỳnh Kim Tước nói anh không hiểu biết nhiều về công nghệ, trình độ chỉ nhỉnh hơn biết bật, tắt máy tính một chút. Nghe khó tin, đặc biệt khi anh đã là cố vấn cho hai cái tên đình đám của làng công nghệ thế giới. Nhưng những cuộc trò chuyện đã dần tiết lộ, Huỳnh Kim Tước giỏi trước hết ở chỗ anh có thể khiến mọi việc nằm gọn trong tầm tay của mình...
Bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam hái hoa lài
Ý định của anh khi trở về Việt Nam?
Trở về Việt Nam là trở về Việt Nam thôi, không có ý định gì hết. Bạn đi ra ngoài rồi quay về nhà để làm gì? Về nhà để về nhà thôi. Có người hỏi tôi: “Thế anh có về bên bển ăn Tết hay không?”.
Trời ơi, không, người Việt thì về đây ăn Tết chứ sao tôi phải trở lại bên kia. Với tôi, Việt Nam là cái nhà, tôi đi qua Mỹ “để làm cái gì” và về Việt Nam “không phải vì cái gì cả”. Về để thấy thoái mái hơn rồi mới nghĩ việc mình muốn làm.
Vậy là tự bản thân anh đã luôn cảm thấy cuộc sống ở Mỹ trước đó chỉ như là ở trọ thôi?
Trước hết, tôi không hợp với khí hậu bên đó, mùa đông tôi thường bị viêm mũi, viêm phế quản. Còn công việc, tôi học ngành quản lý và là điều phối viên của chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Tôi làm ở khu vực chủ yếu là người da đen và người Mexico sinh sống. Nhưng họ không hưởng ứng những sự giúp đỡ đó, công việc không có sự tương tác làm cho tôi cảm thấy không thoải mái. Cuối năm 1996, tôi quay trở lại Việt Nam.
Có ai nghĩ anh... có vấn đề không khi từ bỏ “giấc mơ Mỹ” để về Việt Nam hái hoa lài?
Theo văn hóa người Việt mình, bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái ổn định, học hành đâu ra đó, công việc ổn định, gia đình ổn định, thu nhập ổn định...
Từ lúc nhỏ, tôi đã nghe từ “ổn định” đó, có điều sao tôi cảm thấy nó không... ổn. Vấn đề là tôi luôn muốn thay đổi, luôn muốn thử một cái gì đó mới. Khi tôi thông báo sẽ ở lại luôn, mọi người phản ứng và nghĩ tôi bị gì đó, không muốn sướng lại muốn khổ. Gia đình nghĩ tôi đang có một công việc khá hay, 5 - 10 năm sau biết đâu sẽ được lên làm cái gì đó.
Người ta nghĩ tôi gặp chuyện khủng hoảng tâm lý nên mới như vậy. Không phải tôi muốn đi ngược lại lẽ thường mà bởi tôi hiểu bản thân mình muốn gì hơn ai hết. Tôi thấy mình không bị gì cả, khoảng thời gian trước khi qua Mỹ, dù rằng phải sống nghèo khổ, phải tát cá, lội mương, leo trèo... nhưng tôi không cảm nhận rằng đó là cái khổ. Những năm tháng ở Mỹ tôi luôn mơ về cảnh mình bơi qua sông, chạy qua những cánh đồng.
Và anh quyết định ở lại Việt Nam để bơi qua sông, chạy qua những cánh đồng?
(Cười) À, tôi quá lớn để làm những chuyện đó nên tôi đi hái hoa lài. Một ký hoa lài bán được 5.000 đồng, hái cả ngày chắc được chừng 1kg. Hái hoa lài hết mấy tháng trời, tôi vừa hái vừa trò chuyện, cuốc đất với bà con để nhập tâm lại với văn hóa Việt. Tôi không thích kiểu về nước như đi du lịch, ở khách sạn sang trọng, ra đường than thở bụi vào mắt, khói vào mặt, ăn chồm hổm ở vỉa hè mất vệ sinh...
Từ Mercedes-Benz đến Facebook
Sau khi hòa nhập lại với văn hóa Việt anh quyết định làm gì?
Tôi đi kiếm việc làm, mà lúc bấy giờ sinh viên mới ra trường họ có lợi thế hơn tôi, vì có ngôn ngữ. Tiếng Việt của tôi lúc đó rất... khó diễn tả. Nghĩ tới lui thấy mình thích ôtô, hồi bên Mỹ không có tiền, tôi mua xe cũ về sửa sang lại chạy ngon lành.
Thấy Mercedes-Benz Việt Nam mới mở và quảng cáo tuyển người nào có bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh), 5 - 6 năm kinh nghiệm lắp ráp ôtô. Tôi có MBA nhưng kinh nghiệm thì chỉ là sửa sang xe cũ. Tôi nói với họ tôi không phải là người học chuyên ngành nhưng cứ đưa ôtô cho tôi, tôi có thể tháo ra ráp lại, nó vẫn chạy ngon lành.
Tôi được tuyển, có lẽ do nghành ôtô ở Việt Nam mới mẻ, không nhiều người có chừng ấy năm kinh nghiệm nên cũng ít ứng viên.
Học ngành quản lý, anh làm công việc thiên về kỹ thuật như thế nào để không đụng phải thất bại?
Tôi luôn nghĩ, thà thất bại ở những việc mình thích, còn hơn phải thất bại ở việc mình không thích. Dù sao, thật may đây lại là công việc tôi đã làm tốt hơn tôi tưởng tượng. Tôi phụ trách việc đặt hàng dây chuyền lắp ráp, tương tác với bên nước ngoài, thương lượng giá cả. Lúc đó, tôi mới biết, ở Việt Nam mua cái gì cũng có... hoa hồng.
Dây chuyền đó 10 triệu USD nên hoa hồng cũng lớn đấy. Rất nhiều nhà cung ứng đã tới để thỏa thuận với tôi. Nhưng tôi quyết định làm trực tiếp với bên nước ngoài, không hoa hồng, giá rẻ hơn. Người ta ngạc nhiên, nghĩ tôi lập dị. Đó là hệ thống ISO 9000 đầu tiên được triển khai ở Việt Nam.
Với một người thích thay đổi như anh thì Mercedes-Benz níu chân anh được bao lâu?
Hai năm. Đến năm 1999, khủng hoảng kinh tế trong khu vực, tập đoàn mẹ của Mercedes-Benz quyết định đóng cửa một số nhà máy, sau nhiều tranh cãi nhà máy ở Việt Nam không bị đóng cửa nhưng phải cam kết cắt giảm nhân viên. Tôi phải làm việc đó. Làm danh sách mà tôi thấy ngại quá. Toàn giảm nhân viên mà hệ thống quản lý không giảm, vậy là tôi quyết định tự giảm bản thân mình luôn. Sau đó, tôi bẳt đầu công việc ở Phú Mỹ Hưng (TP.HCM).
Năm 1999, ngành địa ốc còn rất mới. Phú Mỹ Hưng chỉ mới có 1 chung cư mà bán không được, đường Nguyễn Văn Linh còn rất nhỏ, buổi tối nhiều cướp giật. Tôi không hiểu nơi đó có gì thu hút anh?
Trước đó, năm 1997, tôi từng xuống Phú Mỹ Hưng tham quan, ông Chủ tịch tập đoàn nói với tôi “khu này sẽ trở thành khu đô thị cho 500.000 người sinh sống”. Tôi nhìn quanh chỉ thấy trâu và dừa nước.
Cũng nghĩ ông này chắc có vấn đề, nhưng không sao, những người như thế mới dám nói dám làm. Vậy nên, sau khi nghỉ ở Mercedes-Benz tôi về Phú Mỹ Hưng làm với niềm tin đó. Nhiệm vụ của tôi là quản lý và xây dựng môi trường sống.
Tôi phải xây dựng một quy chế nội bộ, đưa nó vào hợp đồng mua bán. Những quy chế đó cũng chẳng phải tôi sáng tác, chỉ đưa từ nước ngoài về thôi. Sau này nó được biên tập lại rất nhiều và trở thành nòng cốt trong quyết định số 8 của Bộ Xây dựng để quản lý chung cư đô thị.
Thời điểm đó, chung cư vẫn là nỗi ám ảnh của người Việt, bởi cảnh cha chung không ai khóc, lộn xộn và mất vệ sinh, Phú Mỹ Hưng chắc cũng không thể nằm ngoài cảnh đó?
Tôi không thích kiểu về nước như đi du lịch, ở khách sạn sang trọng, ra đường than thở bụi vào mắt, khói vào mặt...
Đúng vậy, cho nên mới cần quy chế quản lý. Nhưng nói thật, để áp dụng mấy quy chế đó ở Việt Nam rất khó. Lúc đó, tôi hay mượn cái mác “ở bển về, ở bển người ta làm vậy”, đội cái nón cao bồi đi vào chung cư nhắc người ta không nuôi chó mèo, giữ vệ sinh, không cơi nới... dù đã có quy định, nhưng thực tế mà nói đi năn nỉ là chính. Không có cái nón cao bồi nói người ta không nghe, lạ vậy đó (cười).
Năn nỉ và nhịn nhục vì ở Phú Mỹ Hưng ai cũng có máu mặt, ai cũng là ngôi sao lớn... Có một lần tôi kêu nhân viên ra nhắc nhở nhà đó không được cơi nới thì nhận được câu trả lời: “Mày kêu tổng giám đốc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 7 ra tao biểu!”. Nghe là thấy khủng hoảng rồi (cười).
Sau đó, cơ duyên nào đưa anh trở thành cố vấn cấp cao của Google tại Việt Nam?
Từ năm 2003, tôi đã có mối liên lạc với bên Google rồi. Lúc đó, giao diện Google ở Việt Nam đôi khi xuất hiện giao diện tiếng hoa, việc này kéo dài một thời gian dài. Tôi quyết định gửi một email cho họ, email này được chuyển tới tay Larry Page, đồng sáng lập của Google.
Ông ta ngay lập tức yêu cầu tìm lỗi và “triệu tập” tôi. Larry Page mặc quần đùi, áo thun gác chân lên bàn rất thoải mái và hỏi tôi làm sao để giải quyết những sự cố tương tự. Tôi nói thật với ông ta: Google cần có những tai nghe mắt thấy tại địa phương.
Larry Page nói với tôi: “Bạn về nghiên cứu xem có mô hình nào có thể triển khai tại Việt Nam và những thị trường tương tự hay không?”. Tôi về viết ra một mô hình dài 200 trang gửi cho ông ta. Cuối 2004, Google gửi email cho tôi nói rằng họ đang tuyển người phụ trách thị trường Việt Nam và hỏi tôi có quan tâm không. Đúng lúc Phú Mỹ Hưng đã đi vào nề nếp, tôi cảm thấy hết thử thách và muốn thử ở một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Yêu cầu của Google là hiểu biết về công nghệ. Tôi chỉ biết bật, tắt máy tính, nhưng rồi tôi nghĩ nếu không nộp đơn tôi sẽ hối hận. Điểm nhấn duy nhất trong hồ sơ của tôi là 200 trang đã gửi cho Larry Page.
Trong vòng phỏng vấn họ hỏi tôi: “Nếu ở Việt Nam Google bị cấm, bạn sẽ làm như thế nào?”. Tôi nghĩ bụng “cấm thì bỏ chạy chứ làm sao giờ” (cười lớn). Tôi nói với họ, nếu tôi làm cố vấn, sẽ phòng cháy chứ không để phải chữa cháy như thế. Có lẽ điều đó đã thuyết phục được bên Google tuyển dụng tôi. “Phòng cháy” cũng là con đường mà sau này tôi cố vấn cho Google tại Việt Nam.
Và anh đã làm được gì cho Google trước khi rời đi?
Khi tôi vào làm ở Google, tại thị trường Việt Nam họ đang đứng top 5. Lúc tôi rời khỏi đó, họ ở số 1 và số 2. Số 1 là Google tiếng Việt, số 2 là Google tiếng Anh. Cuộc ra đi này, tôi nghĩ là cần thiết, khi đã lên hàng top Google bắt đầu kinh doanh, họ tuyển thêm nhân viên ngồi bên Singapore để bán quảng cáo, vị trí của tôi không còn nữa. Muốn tiếp tục làm tôi cũng phải làm kinh doanh, tôi lại không muốn điều đó.
Vị trí cố vấn cho Facebook ở Việt Nam được giới công nghệ dự đoán là sẽ rơi vào tay anh ngay từ khi Facebook rao tin tìm người...
Khi Facebook tuyển người ở Việt Nam, có một vài vị quan chức cấp cao của Facebook cũng về đây để tìm hiểu lỗi kỹ thuật và cách để không bị lỗi nữa. Họ hỏi rất nhiều người. Tôi gặp họ ở hành lang một hội thảo và nói với họ là tôi có cách. Mắt họ sáng lên và hỏi ngay cách gì.
Tôi nói với họ, một vấn đề quan trọng như vậy không nên bàn ở hành lang nên hẹn họ tối hôm sau ở khách sạn Park Hyatt.
Thật ra, thứ nhất lúc đó tôi chưa có giải pháp gì cả, tôi kéo thêm một ngày để nghĩ ra giải pháp. Thứ hai, đó là đòn tâm lý để mang lại cho họ cảm giác rằng, họ đang đi tìm câu trả lời cho một vấn đề quan trọng. Hôm sau, tôi mang câu trả lời cho họ, nửa chừng họ gọi thêm một vị cố vấn cấp cao về chính sách đến nghe tôi nói.
Đến nay anh đã làm cho Facebook được 2 năm, trong đầu anh đã hình dung về một công việc khác chưa?
(Cười lớn) Ồ, tôi đang chờ một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn hơn.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!