Con người sẽ tiến hóa tai mọc mang, tay và chân có màng

00:00, 30/11/-0001

Theo một nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu khiến con người có thể tiến hóa kỳ dị, mắt giống của mèo, và tay, chân có màng…

Hình mô phỏng cả nam và nữ biến đổi cơ thể trong 3 viễn cảnh ở tương lai Ảnh Daily Mail
Hình mô phỏng cả nam và nữ biến đổi cơ thể trong 3 viễn cảnh ở tương lai Ảnh Daily Mail

Các nhà khoa học mới đây đã khẳng định, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển gia tăng có thể sẽ làm thay đổi quá trình tiến hóa của loài người và khiến cộng đồng sinh vật sống dưới nước hoặc gần nước biến đổi về mặt sinh lý. 

Các chuyên gia đã tiến hành tính toán để xem xét liệu diện mạo của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào khi sống trong một "thế giới nước" nếu các tảng băng lớn của địa cầu tan chảy khiến mực nước biển dâng lên. Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu loài người phải sống trong kỷ băng hà thứ hai, mà khởi phát là từ va chạm thiên thạch với trái đất hay khi con người định cư ở hành tinh khác.

Viễn cảnh “thế giới nước”

Với viễn cảnh “thế giới nước”, tiến sĩ Matthew Skinner thuộc khoa nghiên cứu lịch sử tiến hóa con người tại Đại học Kent (Anh) tuyên bố, chân và tay có màng sẽ trở nên phổ biến đối với loài người. Tính trạng này có thể sẽ được tiến hóa rất nhanh do một số người đã sở hữu sẵn một đột biến di truyền có khả năng tạo ra màng.

Đồng thời lông trên cơ thể cũng ít đi để thuận lợi hơn cho việc di chuyển dễ dàng trong nước. Ông còn dự báo, với cuộc sống dưới nước, con người sẽ phát triển màng ở bàn tay và mắt người sẽ trở nên giống mắt mèo nhằm giúp chúng ta có thể nhìn thấy được mọi vật trong điều kiện ánh sáng yếu dưới nước, như nhìn thấy trong bóng tối âm u của vùng biển cũng như các con sông. Cũng có thể mí mắt trong suốt sẽ được tiến hóa thêm để bảo vệ mắt khỏi tác động của nước.

“Chúng ta có thể hình thành lớp tế bào Tapetum lucidum sau võng mạc, tương tự như mắt mèo, giúp cải thiện tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu dưới nước. Do môi trường lạnh và bị ngập nước thường xuyên, một lớp được gọi là ‘baby fat’ sẽ được tạo thành, đóng vai trò cách nhiệt”, tiến sĩ Skinner cho hay.

Phổi khi ấy cũng co lại; thay vào đó các mang nhân tạo để thở được phát triển để trích rút oxy từ nước và đưa vào máu. “Tìm kiếm thức ăn dưới nước thường xuyên dẫn đến sự tiến hóa của các ngón tay và ngón chân, làm cho chúng dài ra, sau đó có khả năng phát triển 'màng' nối với nhau cho phép bơi dễ dàng hơn”, tiến sĩ Skinner cho biết. Một đặc tính khác là lớp mỡ thời thơ ấu của con người sẽ được giữ lại như một lớp bảo vệ cho việc bị ngập chìm trong nước suốt thời gian dài cho tới lúc trưởng thành. 

Viễn cảnh kỷ băng hà thứ 2

Ở viễn cảnh kỷ băng hà, tiến sĩ Skinner phỏng đoán, làn da của chúng ta sẽ trở nên xanh xao nhằm giúp sản sinh thêm nhiều vitamin D hơn từ ánh sáng mặt trời. Chúng ta sẽ có nhiều lông trên cơ thể hơn và cơ thể cũng sẽ trở nên cơ bắp hơn. Kích cỡ mặt và mũi sẽ lớn hơn nhằm giúp làm ấm không khí lạnh hít vào vùng mũi họng (vùng phía sau mũi). 

Do công nghệ và các nguồn tài nguyên suy giảm đòi hỏi sức mạnh thể chất của chúng ta phải tăng lên. Và do đó, loài người trở nên cơ bắp và khỏe mạnh hơn. Điều này thể hiện rõ trên cơ thể nam giới, những người cần phải thu hút bạn tình thông qua hình thể hơn là trí tuệ. Riêng phụ nữ, thể trạng cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là lông cơ thể ở cả nam lẫn nữ đều tăng lên đáng kể.

Viễn cảnh sinh sống trên các hành tinh khác

Còn với viễn cảnh con người định cư trên các hành tinh khác, cơ thể của chúng ta sẽ trải qua hàng loạt biến đổi để thích nghi với điều kiện trọng lực thấp. Chẳng hạn, do việc đi bộ trong môi trường trọng lực thấp ít cần thiết vận động chân nên chân sẽ ngắn lại và cánh tay sẽ dài ra. Chi trên và dưới sẽ có chiều dài tương tự nhau, giống như của đười ươi, sinh vật chuyên đu cây di chuyển hơn là đi bộ. 

Khi đó, các ngón cái của con người sẽ cong hơn và có thể gập được do bàn chân trở nên hữu dụng hơn trong việc ôm, kẹp các vật khi ở trọng lực thấp. Theo tiến sĩ Skinner, con người có thể không còn răng, còn kích thước bộ hàm và miệng sẽ giảm xuống tới mức chỉ nhét vừa được một cọng rơm. Điều đó dẫn đến việc khuôn mặt của chúng ta sẽ nhỏ lại. Lúc đó, loài người đều có hình thù trông giống trẻ sơ sinh, với miệng rất nhỏ chỉ có chức năng nuốt.

Với môi trường sống không hoặc ít trọng lực trên các hành tinh khác, cùng tình trạng thiếu kẻ thù ăn thịt tự nhiên khiến cho kích thước cơ thể chúng ta thu nhỏ lại. Hiện tượng này đã được ghi nhận trong tự nhiên, với tên gọi "island dwarfing”, xảy ra ở một số động vật có vú khi nguồn tài nguyên có sẵn trở nên khan hiếm và ít thú săn mồi hơn.

Gần đây, NASA cho biết, họ đang lên kế hoạch thiết lập “tổng hành dinh” trên sao Hỏa vào những năm 2030. Tuy nhiên, bạn cần phải biết môi trường không trọng lượng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bình thường của bộ xương người, điều đó có thể sẽ làm thay đổi tổng thể hình dạng và kích thước cơ thể của con người.



Không biết những dự báo này có thể trở thành hiện thực hay không, nhưng thực tế, loài người và tất cả mọi loài sinh vật trên địa cầu hiện nay đều đang từng ngày phải đối mặt với các nguy cơ to lớn do biến đổi khí hậu gây ra mà nguyên nhân chính là do tác động xấu của con người lên môi trường tự nhiên.

Các nhà khoa học mới đây đã khẳng định, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển gia tăng có thể sẽ làm thay đổi quá trình tiến hóa của loài người và khiến cộng đồng sinh vật sống dưới nước hoặc gần nước biến đổi về mặt sinh lý. 

Các chuyên gia đã tiến hành tính toán để xem xét liệu diện mạo của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào khi sống trong một "thế giới nước" nếu các tảng băng lớn của địa cầu tan chảy khiến mực nước biển dâng lên. Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu loài người phải sống trong kỷ băng hà thứ hai, mà khởi phát là từ va chạm thiên thạch với trái đất hay khi con người định cư ở hành tinh khác.

Viễn cảnh “thế giới nước”

Với viễn cảnh “thế giới nước”, tiến sĩ Matthew Skinner thuộc khoa nghiên cứu lịch sử tiến hóa con người tại Đại học Kent (Anh) tuyên bố, chân và tay có màng sẽ trở nên phổ biến đối với loài người. Tính trạng này có thể sẽ được tiến hóa rất nhanh do một số người đã sở hữu sẵn một đột biến di truyền có khả năng tạo ra màng.

Đồng thời lông trên cơ thể cũng ít đi để thuận lợi hơn cho việc di chuyển dễ dàng trong nước. Ông còn dự báo, với cuộc sống dưới nước, con người sẽ phát triển màng ở bàn tay và mắt người sẽ trở nên giống mắt mèo nhằm giúp chúng ta có thể nhìn thấy được mọi vật trong điều kiện ánh sáng yếu dưới nước, như nhìn thấy trong bóng tối âm u của vùng biển cũng như các con sông. Cũng có thể mí mắt trong suốt sẽ được tiến hóa thêm để bảo vệ mắt khỏi tác động của nước.

“Chúng ta có thể hình thành lớp tế bào Tapetum lucidum sau võng mạc, tương tự như mắt mèo, giúp cải thiện tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu dưới nước. Do môi trường lạnh và bị ngập nước thường xuyên, một lớp được gọi là ‘baby fat’ sẽ được tạo thành, đóng vai trò cách nhiệt”, tiến sĩ Skinner cho hay.

Phổi khi ấy cũng co lại; thay vào đó các mang nhân tạo để thở được phát triển để trích rút oxy từ nước và đưa vào máu. “Tìm kiếm thức ăn dưới nước thường xuyên dẫn đến sự tiến hóa của các ngón tay và ngón chân, làm cho chúng dài ra, sau đó có khả năng phát triển 'màng' nối với nhau cho phép bơi dễ dàng hơn”, tiến sĩ Skinner cho biết. Một đặc tính khác là lớp mỡ thời thơ ấu của con người sẽ được giữ lại như một lớp bảo vệ cho việc bị ngập chìm trong nước suốt thời gian dài cho tới lúc trưởng thành. 

Viễn cảnh kỷ băng hà thứ 2

Ở viễn cảnh kỷ băng hà, tiến sĩ Skinner phỏng đoán, làn da của chúng ta sẽ trở nên xanh xao nhằm giúp sản sinh thêm nhiều vitamin D hơn từ ánh sáng mặt trời. Chúng ta sẽ có nhiều lông trên cơ thể hơn và cơ thể cũng sẽ trở nên cơ bắp hơn. Kích cỡ mặt và mũi sẽ lớn hơn nhằm giúp làm ấm không khí lạnh hít vào vùng mũi họng (vùng phía sau mũi). 

Do công nghệ và các nguồn tài nguyên suy giảm đòi hỏi sức mạnh thể chất của chúng ta phải tăng lên. Và do đó, loài người trở nên cơ bắp và khỏe mạnh hơn. Điều này thể hiện rõ trên cơ thể nam giới, những người cần phải thu hút bạn tình thông qua hình thể hơn là trí tuệ. Riêng phụ nữ, thể trạng cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là lông cơ thể ở cả nam lẫn nữ đều tăng lên đáng kể.

Viễn cảnh sinh sống trên các hành tinh khác

Còn với viễn cảnh con người định cư trên các hành tinh khác, cơ thể của chúng ta sẽ trải qua hàng loạt biến đổi để thích nghi với điều kiện trọng lực thấp. Chẳng hạn, do việc đi bộ trong môi trường trọng lực thấp ít cần thiết vận động chân nên chân sẽ ngắn lại và cánh tay sẽ dài ra. Chi trên và dưới sẽ có chiều dài tương tự nhau, giống như của đười ươi, sinh vật chuyên đu cây di chuyển hơn là đi bộ. 

Khi đó, các ngón cái của con người sẽ cong hơn và có thể gập được do bàn chân trở nên hữu dụng hơn trong việc ôm, kẹp các vật khi ở trọng lực thấp. Theo tiến sĩ Skinner, con người có thể không còn răng, còn kích thước bộ hàm và miệng sẽ giảm xuống tới mức chỉ nhét vừa được một cọng rơm. Điều đó dẫn đến việc khuôn mặt của chúng ta sẽ nhỏ lại. Lúc đó, loài người đều có hình thù trông giống trẻ sơ sinh, với miệng rất nhỏ chỉ có chức năng nuốt.

Với môi trường sống không hoặc ít trọng lực trên các hành tinh khác, cùng tình trạng thiếu kẻ thù ăn thịt tự nhiên khiến cho kích thước cơ thể chúng ta thu nhỏ lại. Hiện tượng này đã được ghi nhận trong tự nhiên, với tên gọi "island dwarfing”, xảy ra ở một số động vật có vú khi nguồn tài nguyên có sẵn trở nên khan hiếm và ít thú săn mồi hơn.

Gần đây, NASA cho biết, họ đang lên kế hoạch thiết lập “tổng hành dinh” trên sao Hỏa vào những năm 2030. Tuy nhiên, bạn cần phải biết môi trường không trọng lượng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bình thường của bộ xương người, điều đó có thể sẽ làm thay đổi tổng thể hình dạng và kích thước cơ thể của con người.



Không biết những dự báo này có thể trở thành hiện thực hay không, nhưng thực tế, loài người và tất cả mọi loài sinh vật trên địa cầu hiện nay đều đang từng ngày phải đối mặt với các nguy cơ to lớn do biến đổi khí hậu gây ra mà nguyên nhân chính là do tác động xấu của con người lên môi trường tự nhiên.
TIN LIÊN QUAN