Công nghệ mặc áo giáp cho tinh trùng hứa hẹn chữa vô sinh

00:00, 30/11/-0001

Nhằm hỗ trợ chữa vô sinh, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức có thể giúp tinh trùng yếu trở nên linh hoạt hơn và cán đích thành công.

tinhtrung0

Theo Science Alert, áo giáp robot cho tinh trùng mang tên "spermbot" dài 50 micron, có đường kính 5 - 8 micron (một micron bằng 0,001 milimet), được tạo thành từ phân tử nano sắt và titan, là một thiết bị siêu nhỏ giống như “động cơ mini” dẫn động bằng từ trường, có những đường xoắn ốc bằng kim loại với kích thước vừa đủ để bao bọc quanh đuôi tinh trùng và giúp nó bơi tới trứng dễ dàng hơn nhằm tăng khả năng thụ tinh.

Hoạt động từ trường của bộ áo giáp sẽ được điều khiển bởi các nhà khoa học; khi tinh trùng cán đích và tiếp xúc với trứng, bộ áp giáp sẽ đảo chiều để tách khỏi tinh trùng. Hiện, các thí nghiệm đều đang được tiến hành bằng tinh trùng bò đực trên đĩa cấy. 

Dù mới phát triển ở giai đoạn ban đầu, nhưng áo giáp dành cho tinh trùng được đánh giá như một phương pháp hiệu quả mới, ít tốn kém để hỗ trợ cho thụ tinh nhân tạo cũng như thụ tinh trong ống nghiệm. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã chọn cấu trúc xoắn ốc làm mô tơ dẫn động siêu nhỏ bởi nó cho phép chúng tôi có thể điều khiển hướng di chuyển của tinh trùng một cách dễ dàng chỉ với những cặp cuộn dây Helmholtz (2 vòng dây tạo từ trường đều)."

Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tìm cách cải thiện phương pháp điều khiển hướng áo giáp nhằm nâng cấp cấu trúc động cơ siêu nhỏ và xem xét tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào chức năng miễn dịch của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nano Letters hôm 21/12/2015 của nhóm tác giả tại Phân viện Khoa học nano Tích hợp thuộc Viện nghiên cứu IFW Dresden hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội mới cho hàng triệu cặp vợ chồng đang đối diện với chứng vô sinh đang dần trở nên khá phổ biến trên thế giới hiện nay.

Spermbot có thể giúp giải quyết vấn đề vô sinh
nam:


Theo Science Alert, áo giáp robot cho tinh trùng mang tên "spermbot" dài 50 micron, có đường kính 5 - 8 micron (một micron bằng 0,001 milimet), được tạo thành từ phân tử nano sắt và titan, là một thiết bị siêu nhỏ giống như “động cơ mini” dẫn động bằng từ trường, có những đường xoắn ốc bằng kim loại với kích thước vừa đủ để bao bọc quanh đuôi tinh trùng và giúp nó bơi tới trứng dễ dàng hơn nhằm tăng khả năng thụ tinh.

Hoạt động từ trường của bộ áo giáp sẽ được điều khiển bởi các nhà khoa học; khi tinh trùng cán đích và tiếp xúc với trứng, bộ áp giáp sẽ đảo chiều để tách khỏi tinh trùng. Hiện, các thí nghiệm đều đang được tiến hành bằng tinh trùng bò đực trên đĩa cấy. 

Dù mới phát triển ở giai đoạn ban đầu, nhưng áo giáp dành cho tinh trùng được đánh giá như một phương pháp hiệu quả mới, ít tốn kém để hỗ trợ cho thụ tinh nhân tạo cũng như thụ tinh trong ống nghiệm. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã chọn cấu trúc xoắn ốc làm mô tơ dẫn động siêu nhỏ bởi nó cho phép chúng tôi có thể điều khiển hướng di chuyển của tinh trùng một cách dễ dàng chỉ với những cặp cuộn dây Helmholtz (2 vòng dây tạo từ trường đều)."

Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tìm cách cải thiện phương pháp điều khiển hướng áo giáp nhằm nâng cấp cấu trúc động cơ siêu nhỏ và xem xét tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào chức năng miễn dịch của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nano Letters hôm 21/12/2015 của nhóm tác giả tại Phân viện Khoa học nano Tích hợp thuộc Viện nghiên cứu IFW Dresden hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội mới cho hàng triệu cặp vợ chồng đang đối diện với chứng vô sinh đang dần trở nên khá phổ biến trên thế giới hiện nay.

Spermbot có thể giúp giải quyết vấn đề vô sinh
TIN LIÊN QUAN