ĐHQG Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học

11:08, 25/12/2022

Ngày 24/12, Khoa Các khoa học liên ngành (KHLN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ra mắt Chương trình đào tạo Tiến sĩ Di Sản học và khai giảng sau đại học năm học 2022 - 2023.

Đại học quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo tiến sĩ Di sản học đầu tiên tại Việt Nam -0

Chủ nhiệm Khoa Các KHLN, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu tặng hoa cho Tổ bộ môn Di sản học.

Lễ ra mắt chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học, đánh dấu cột mốc hoàn thiện cả 3 bậc đào tạo: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ của lĩnh vực Di sản học tại Khoa Các khoa học liên ngành. 

Đây là chương trình đào tạo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu những kiến thức cần thiết để nhận diện, đánh giá, bảo vệ, phát huy, quản lý, ứng dụng và quảng bá các nguồn tài nguyên di sản. Chương trình sử dụng cách tiếp cận liên ngành để khám phá các mối quan hệ qua lại của lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, địa lý, môi trường và thiên nhiên, kinh tế xã hội ở các khu vực di sản ở Việt Nam.

Chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học, là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo cả 3 bậc: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ của lĩnh vực Di sản học. Chương trình đào tạo Tiến sĩ Di sản học của Khoa Các Khoa học liên ngành là một chương trình đào tạo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu những kiến thức cần thiết để nhận diện, đánh giá, bảo vệ, phát huy, quản lý, ứng dụng và quảng bá các nguồn tài nguyên di sản. Chương trình sử dụng cách tiếp cận liên ngành để khám phá các mối quan hệ qua lại của lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, địa lý, môi trường và thiên nhiên, kinh tế xã hội ở các khu vực di sản ở Việt Nam.

Việt Nam có hệ thống di sản dày đặc từ Bắc tới Nam; đa dạng, phong phú từ di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ rất cần được bảo vệ và phát huy một cách chuyên nghiệp. Sau hơn 3 năm miệt mài nghiên cứu, khảo sát, xây dựng và hoàn thiện, chương trình Tiến sĩ Di sản học ra đời với tất cả tâm huyết của các chuyên gia, giảng viên, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực gắn bó với di sản.

Đây sẽ là nơi tập hợp các chuyên gia về di sản với nhiều định hướng đa dạng, từ: Di sản thiên nhiên, Di sản văn hóa, Di sản hỗn hợp, Kinh tế di sản, Chính sách di sản cho tới các ứng dụng giá trị di sản trong nhiều loại hình phối hợp như: Nghệ thuật, truyền thông, thương hiệu, kinh doanh...

Cũng tại buổi lễ, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) trao bằng cho 29 tân Thạc sĩ của 4 chuyên ngành: Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Quản lí phát triển đô thị và Di sản học.

Bảo Trân (T/h)