Dịch vụ mua, bán Căn cước công dân giả sôi động trên "chợ mạng"
Tình trạng mua - bán Căn cước công dân giả (CCCD) thời gian gần đây diễn ra sôi động trên “chợ mạng”. Trước thực tế này, công an nhiều địa phương đã phải lên tiếng cảnh báo.
- Những thách thức về quyền riêng tư và giải pháp bảo mật cho mạng 5G
- Súng bút tự chế ngang nhiên bán công khai trên "chợ mạng"
- Apple mở 5G phiên bản chính thức cho mạng MobiFone
- Thaco huy động thành công 2.400 tỷ đồng trái phiếu, bổ sung vốn cho mảng ô tô
- Những yếu tố làm cho mạng truy cập chậm ?
- Những lời khuyên giúp đảm bảo an toàn cho mạng không dây
- Hanoi Telecom chọn giải pháp của Infinera cho mạng metro kết nối
- Đức kiểm tra chặt chẽ các nhà cung ứng linh kiện cho mạng 5G
- Điều khiển điện thoại bằng máy tính
Mua CCCD giả dễ như mua rau
Dù việc cấp căn cước công dân gắn chip luôn được Bộ Công an tạo điều kiện thuận cho người dân nhưng bên cạnh đó, vì nhiều lý do một số người vẫn có nhu cầu làm căn cước công dân giả với ý đồ xấu hoặc hành vi vi phạm pháp luật như: lập các tài khoản ngân hàng phục vụ mục đích lừa đảo; làm giả giấy tờ trong các giao dịch dân sự (vay tiền ngân hàng, mua bán phương tiện, bất động sản...).
Chỉ cần lên mạng và gõ cụm từ “cần làm căn cước công dân giả”, ngay lập tức hiện ra hàng vạn kết quả. Ngoài những trang web nhận làm CCCD giả công khai thì bên cạnh đó cũng có không ít những hội nhóm (cả công khai lẫn kín) quảng cáo làm dịch vụ này.
Trên trang web “Lambangcapgia” đã đăng tải bài viết quảng cáo về dịch vụ làm CCCD giả với những lời lẽ rất “êm tai” như: “Phôi thật giống đến 100% từ nét chữ, nguyên liệu đến màu sắc; Giá cực rẻ: trọn gói 1.500.000 đồng; Bao soi rọi: không sợ bị phát hiện; Nhanh chóng: không chờ đợi, không đặt cọc, nhận ngay CCCD giả chỉ từ 1-3 ngày”.
Hay “Hiện nay, dịch vụ làm căn cước giả đang ngày càng được ưa chuộng và trở nên vô cùng phổ biến. Đó là bởi nhờ có thẻ căn cước giả này bạn sẽ dễ dàng thực hiện những công việc cực kỳ quan trọng. Có thể kể đến như bổ sung hồ sơ xin việc vào các cơ quan, nhà máy sản xuất, doanh nghiệp. Hoặc bạn có thể dùng thẻ căn cước này để làm hồ sơ bằng lái xe, làm sổ đỏ hay vay ngân hàng. Cụ thể là tất cả những công việc có liên quan tới pháp luật nhưng cần dùng tới thẻ căn cước công dân”.
Một trang web công khai bán CCCD giả.
Để làm giấy tờ giả, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân như số CCCD gắn chip, số CMND cũ, họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, ảnh 3x4cm... Và chỉ từ 3-5 ngày kể từ thời điểm khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, mặt hàng này sẽ được giao tới tận nhà.
Khi được hỏi, làm CCCD giả có sợ vi phạm pháp luật không thì một tài khoản cung cấp dịch vụ này trả lời rằng: “Làm CMND giả không phải là công việc phạm pháp, bởi đơn vị cung cấp dịch vụ làm CMND giả sẽ dựa trên những phôi thật của Nhà nước để thực hiện”.
Phương thức tiếp cận khách hàng có nhu cầu làm giả CCCD mỗi nơi mỗi khác. Có nơi, đối tượng sẵn sàng cung cấp công khai số điện thoại để khách hàng có thể trực tiếp liên lạc nhưng cũng có những chỗ lại yêu cầu khách liên lạc qua Messenger, Zalo hay Telegram với giá cả khá bình dân. Việc làm giả căn cước công dân gắn chíp khá tinh vi. Đối tượng sử dụng công nghệ in 3D, làm giả mã QR-Code, gắn miếng đồng giả chip và chỉ khi đưa vào máy quét mới phát hiện ra.
Việc người dân mua CCCD gắn chip trên mạng xã hội sẽ rất nguy hiểm bởi sẽ có nguy cơ lộ bí mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên nhiều người do nhận thức chưa cao nên đã vô tình công khai căn cước công dân trên mạng, hoặc bị mất cắp, thất lạc cũng không báo cơ quan chức năng do không lường hết hậu quả. Các đối tượng sẽ dùng chính số căn cước công dân thật này để làm căn cước công dân giả để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Mua bán CCCD giả trên mạng xã hội cũng vô cùng sôi động.
Khuyến cáo người dân không tham gia mua bán CCCD giả
Mới đây, Công an Đồng Tháp khuyến cáo, CCCD gắn chip được Bộ Công an sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân. Các nội dung, chi tiết, kí tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi.
Cụ thể, ngày 06/9, Công an tỉnh Đồng Tháp đưa ra cảnh báo thủ đoạn “nhận làm thẻ CCCD giả” trên mạng xã hội. Động thái này được Công an Đồng Tháp đưa ra khi thời gian qua trên mạng xã hội Facebook, Zalo xuất hiện nhiều hội, nhóm quảng cáo dịch vụ “nhận làm thẻ CCCD giả”, “làm CCCD giả gắn chip phôi chuẩn 2023”,... thu hút hàng chục ngàn người tham gia, tương tác.
Theo đó, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là quảng cáo dịch vụ làm thẻ CCCD nhanh, giao nhận tận nhà, có hình dạng, kích thước, phôi thẻ, chip đồng dập nổi,... giống 100% thẻ thật. Chi phí để làm “thẻ CCCD” được các đối tượng đưa ra từ 01 - 03 triệu đồng. Thủ đoạn của các đối tượng là yêu cầu khách đặt cọc tiền trước mới in trả thẻ. Tuy nhiên sau đó các đối tượng “bùng cọc”, chặn liên hệ để lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, có một số đối tượng sau khi nhận tiền đã trả CCCD giả không giống quảng cáo, có hình dạng, mẫu mã đơn giản, dễ dàng phân biệt được thẻ thật, giả bằng mắt thường. Anh L.V.L. (ngụ huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) do không có thời gian đi làm CCCD nên lên Facebook tìm người làm giúp. Anh L. được các đối tượng cam kết nhận làm CCCD giống 100% CCCD thật. Tưởng thật, anh L. đặt mua CCCD giả với giá gần 1,8 triệu đồng.
Nhều đối tượng xấu sử dụng thẻ CCCD giả để mở tài khoản, rút tiền tại ngân hàng.
Tháng 06/2023, Công an huyện Thanh Bình phát hiện anh L. đặt mua CCCD giả trên mạng xã hội nên mời làm việc. Anh L. nói, sau nhận hàng mới phát hiện CCCD đặt trên mạng có mẫu mã khác so với CCCD thật nên anh giữ lại, không sử dụng.
Trước đó Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng mua bán thẻ CCCD tràn lan trên mạng xã hội. Người dân tuyệt đối không nên tham gia các hội nhóm, dịch vụ làm giả thẻ CCCD để tránh những rủi ro.
“Thẻ CCCD gắn chip được Bộ Công an sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân. Các nội dung, chi tiết, kí tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi thế nào”- Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh cảnh báo
Nói về vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (thuộc Bộ Công an), cho biết có tồn tại thực trạng làm giả thẻ CCCD gắn chip.
“Trong hơn 2 năm qua, nhiều đường dây làm giả CCCD gắn chip ở một số tỉnh, thành đã bị cơ quan chức năng triệt phá. Thực tế tội phạm làm giả CCCD gắn chip chỉ có thể làm giả hình thức bên ngoài. Và dù được in màu 3D, có cả mã QR-Code, có miếng đồng giả chip ở phía ngoài… nhưng những CCCD gắn chip được làm giả sẽ không có tích hợp được hàng chục loại giấy tờ khác như: giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng…”- Vị lãnh đạo này cho hay.
Thời gian vừa qua lực lượng công an liên tục triệt phá các đường dây làm CCCD giả. Đơn cử vào 17/12/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.Biên Hòa ( Đồng Nai ) cho biết đang tạm giữ hình sự 7 nghi can nằm trong đường dây làm giả giấy tờ, đáng chú ý có cả CCCD gắn chip.
Lê Thạch Tú (Sinh năm 1989, thường trú tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) cầm đầu đường dây chuyên làm CCCD giả bị cơ quan công an bắt giữ.
Các nghi can bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi sản xuất, mua bán giấy tờ giả, gồm: Hoàng Quốc Hưng (31 tuổi), Hoàng Ngọc Lam (28 tuổi, cùng ngụ Quảng Bình); Trần Nguyễn Minh Hoàng (24 tuổi), Võ Văn Hùng (29 tuổi), Lê Minh Trung (44 tuổi), Nguyễn Tiến Trung (33 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) và Thái Văn Thắng (29 tuổi, ngụ Đồng Nai).
Từ lời khai của hai “chân rết” là Hoàng Quốc Hưng và Hoàng Ngọc Lam, lực lượng Công an đã đồng loạt khám xét nhà của 5 nghi can khác trong đường dây gồm: Bùi Thanh Phương (nghi can Trần Nguyễn Minh Hoàng giúp sức cho Bùi Thanh Phương,
chịu trách nhiệm liên hệ và giao giấy tờ giả; công an đang truy xét Bùi Thanh Phương), Võ Văn Hùng, Lê Minh Trung, Nguyễn Tiến Trung và Thái Văn Thắng. Qua khám xét đã thu giữ nhiều máy móc thiết bị, con dấu của cơ quan, tổ chức phục vụ cho việc làm giấy tờ giả. Đáng chú ý, công an còn thu giữ một số giấy chứng nhận Công an nhân dân cùng nhiều CCCD gắn chip giả.
Theo Tạp chí Thương trường