Định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam đến năm 2025
00:00, 30/03/2015
(Telecom&IT) - Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) được xác định sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, và có giá trị xuất khẩu lớn.Đến năm 2020, tăng trưởng tối thiểu của lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT phải đạt 15%/năm; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó, lĩnh vực phần cứng điện tử ở giai đoạn 2015-2020 là 5 tỷ USD đầu tư FDI.
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT, tạo nền tảng phát triển cho kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.
Phát triển sản phẩm trọng điểm
Một trong những nhiệm vụ đặt ra là phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, tổ chức, và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đầu tư cho hoạt dộng nghiên cứu, phát triển, sản xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai, thử nghiệm các nội dung liên quan để phát triển các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng Internet...
Cung cấp một số dịch vụ có lợi thế cạnh tranh
Cũng theo Quyết định, các cơ quan, doanh nghiệp dịch vụ CNTT cần nâng cao năng lực và sức cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự làm dịch vụ CNTT; hỗ trợ phát triển cho một số tổ chức, doanh nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT trong nước và quốc tế, đặc biệt là cho cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, chuyển giao, cung cấp một số dịch vụ CNTT mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ CNTT, đặc biệt là dịch vụ gia công quy trình kinh doanh và gia công phần mềm, nội dung số cho các tổ chức nước ngoài.
Các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng cần được phát triển đồng bộ.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành dịch vụ dữ liệu và phân tích dữ liệu tại Việt Nam phải tăng cường năng lực để chiếm lĩnh thị trường nội địa, và từng bước tiến ra thị trường thế giới.
Theo đó, đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) được xác định sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, và có giá trị xuất khẩu lớn.
Đến năm 2020, tăng trưởng tối thiểu của lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT phải đạt 15%/năm; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó, lĩnh vực phần cứng điện tử ở giai đoạn 2015-2020 là 5 tỷ USD đầu tư FDI.
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT, tạo nền tảng phát triển cho kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.
Phát triển sản phẩm trọng điểm
Một trong những nhiệm vụ đặt ra là phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, tổ chức, và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đầu tư cho hoạt dộng nghiên cứu, phát triển, sản xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai, thử nghiệm các nội dung liên quan để phát triển các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng Internet...
Cung cấp một số dịch vụ có lợi thế cạnh tranh
Cũng theo Quyết định, các cơ quan, doanh nghiệp dịch vụ CNTT cần nâng cao năng lực và sức cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự làm dịch vụ CNTT; hỗ trợ phát triển cho một số tổ chức, doanh nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT trong nước và quốc tế, đặc biệt là cho cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, chuyển giao, cung cấp một số dịch vụ CNTT mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ CNTT, đặc biệt là dịch vụ gia công quy trình kinh doanh và gia công phần mềm, nội dung số cho các tổ chức nước ngoài.
Các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng cần được phát triển đồng bộ.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành dịch vụ dữ liệu và phân tích dữ liệu tại Việt Nam phải tăng cường năng lực để chiếm lĩnh thị trường nội địa, và từng bước tiến ra thị trường thế giới.