Đọc vị sức hút của những căn shophouse view biển
Shophouse ven biển tại các điểm du lịch mới được xem là lựa chọn “vàng mười” cho các nhà đầu tư nhạy bén.
Shophouse ven biển khẳng định tiềm năng
Là loại hình bất động sản có triển vọng tăng giá lâu dài và bền vững, shophouse (nhà phố thương mại) thường được chú trọng phát triển tại các khu đô thị, trung tâm với giao thông thuận tiện, quy mô dân số phát triển và hạ tầng kết nối bài bản. Tuy nhiên khi giỏ hàng shophouse đô thị trở nên khan hiếm do vấn đề pháp lý và quỹ đất hạn chế, các nhà đầu tư dần chuyển hướng sang shophouse ven biển – loại hình sản phẩm không kém phần tiềm năng.
Giới chuyên gia nhận định, nền kinh tế dịch vụ phát triển, đặc biệt là sự tăng trưởng du lịch đang tạo đà bứt phá cho bất động sản nghỉ dưỡng nói chung, shophouse ven biển nói riêng.
Du lịch biển đang trên đà thăng hạng, phục hồi nhanh chóng.
Hiện tại, du lịch tiếp tục là “gam màu sáng” với sự phục hồi toàn diện, hiệu quả về cả số lượng du khách và tổng doanh thu từ du lịch – dịch vụ. Theo số liệu Tổng cục Du lịch vừa công bố, lượng khách du lịch nội địa tháng 9/2022 ước đạt 7 triệu lượt khách, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 86,8 triệu lượt khách, cao hơn 26,8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm.
Bên cạnh sự phục hồi của thị trường nội địa, thị trường khách quốc tế cũng tăng trưởng tích cực với 1,65 triệu lượt khách tính đến hết quý III. Tổng thu từ khách du lịch 9 tháng đầu năm ước đạt 394,2 nghìn tỷ đồng.
Xét về bài toán kinh doanh, shophouse ven biển sẽ là đáp số sinh lời hấp dẫn bởi du khách có xu hướng chi tiêu ngày càng hào phóng. Như tại Khánh Hoà, tính trong giai đoạn nửa đầu năm nay, chi tiêu trung bình của mỗi du khách khi đến địa phương này là 5,3 triệu đồng/người. Con số này tại thị trường mới nổi Bình Thuận là 1,88 triệu đồng/người.
Đặc biệt, các địa phương có thế mạnh khai thác du lịch quanh năm nhờ khí hậu ôn hòa, giao thông thuận tiện… sẽ là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư hướng đến phân khúc shophouse ven biển.
Bình Thuận: toạ độ “vàng” của shophouse ven biển
Trên bản đồ du lịch Việt, Bình Thuận sở hữu nhiều lợi thế để phát triển du lịch nghỉ dưỡng quanh năm, phù hợp với thị hiếu của du khách quốc tế.
Nếu như các tỉnh miền Bắc có 4 mùa thì Bình Thuận quanh năm khô ráo với khoảng 300 ngày nắng, thích hợp tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời, du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thể thao. Dọc theo 192 km đường bờ biển, nhiều thắng cảnh đẹp của địa phương này đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước như: Hòn Rơm, đảo Phú Quý, Gành Son, mũi Kê Gà… Bên cạnh đó, kết nối giao thông đến Bình Thuận ngày càng dễ dàng với 2 dự án trọng điểm là cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và sân bay Phan Thiết chuẩn bị cán đích.
Dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ đón 8,9 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23.300 tỷ đồng.
Hội tụ tiềm năng du lịch vượt trội, Bình Thuận dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của những nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, vươn lên trở thành toạ độ mới của loại hình shophouse mặt tiền biển bên cạnh các điểm đến truyền thống như Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa)...
Tuy nhiên, nguồn cung shophouse tại Bình Thuận còn khá khiêm tốn, hiện đang tập trung chủ yếu ở thành phố biển Phan Thiết hay “thủ phủ resort” Mũi Né. Với bài toán tăng trưởng khách du lịch và chi tiêu trung bình của khách tương đối cao, shophouse ven biển có thể được ví như “của hiếm”, “gà đẻ trứng vàng” tại thị trường mới nổi này.
Shophouse mặt tiền biển tại APEC Mandala Wyndham Mũi Né.
Đơn cử như 60 căn shophouse thuộc dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né từ khi ra mắt trên thị trường đã được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Với lợi thế nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng – du lịch – giải trí 5 sao, 60 căn shophouse này sẽ đón lưu lượng khách dồi dào từ 3000 căn hộ khách sạn nội khu.
Đặc biệt trong giai đoạn 2025 – 2030, với định hướng xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khách du lịch đến với “thủ phủ resort” sẽ tăng mạnh hàng năm, đem đến lượng khách hàng tiềm năng cho shophouse thuộc dự án này.
Sau khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, chị Thuý Hoa (36 tuổi, Hà Nội) vừa “chốt” 1 căn shophouse APEC Mandala Wyndham Mũi Né.
“Các căn shophouse tại đây được quy hoạch vào trục lõi trung tâm khu nghỉ dưỡng nên có giá trị giao thương cao, dễ dàng kinh doanh nhiều loại hình. Bên cạnh bài toán kinh doanh được đảm bảo, tôi cũng hoàn toàn yên tâm khi đầu tư bởi tính pháp lý vững chắc và hạ tầng dự án đang được nhanh chóng hoàn thiện”, chị Thuý Hoa cho hay.
Thùy Dung (T/h)