Ericsson ra ứng dụng IoT cho ngành sản xuất rượu vang
00:00, 30/11/-0001
Nhóm chuyên gia của Ericsson, MyOmega System Technologies, Intel và Telenor Connexion đã xây dựng dịch vụ IoT đầu tiên dành riêng cho ngành sản xuất rượu vang.
Các cảm biến của hệ thống sẽ thu thập dữ liệu của tất cả các biến số ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rượu vang, chẳng hạn như độ ẩm, nhiệt độ, cường độ ánh sáng… đưa đến cổng thông tin của Intel thông qua dịch vụ điện toán đám mây. Việc giám sát môi trường vườn nho và phân tích dự đoán của các dữ liệu cho phép nhà sản xuất rượu có thể đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn nếu phát sinh rủi ro, như sự gây hại của sương mù đối với cây trồng. Hệ thống này còn giúp nâng cao chất lượng thu hoạch mùa vụ, cắt giảm chi phí và làm giảm tác động môi trường.
Dịch vụ và giải pháp TracoVino này đang được MyOmega (Đức) chào bán. Hiện có bốn nhà sản xuất rượu ở Mosel Valley, Đức đang tham gia vào thử nghiệm thực địa cho dịch vụ và giải pháp này. Được biết, dịch vụ có cơ sở dựa trên Nền tảng Kết nối Thiết bị (Device Connection Platform – DCP) của Ericsson và được xây dựng trên tiêu chuẩn 3GPP.
Ericsson DCP là nền tảng IoT dựa trên điện toán đám mây để xử lý hoạt động quản lý kết nối, quản lý thuê bao và OSS/BSS, cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh giữa các nhà khai thác và doanh nghiệp.
Intel sẽ cung cấp bộ vi xử lý và modem LTE cho các cổng IoT; còn MyOmega System Technologies sẽ cung cấp cảm biến và cổng thông tin phần cứng và phần mềm.
"Chúng tôi nhận thấy tiềm năng mở rộng các dịch vụ IoT dành cho ngành sản xuất rượu vang trên toàn cầu và các ứng dụng công nghiệp khác cho xã hội mạng là rất lớn", ông Anders Olin, VP phụ trách kinh doanh Cloud & IP của Ericsson cho biết. Không những thế, các công cụ IoT này giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng suất cho các nhà sản xuất rượu vang, ông Olin nói.
Quy mô xuất khẩu của ngành công nghiệp rượu vang trên toàn cầu hiện nay là 26 tỷ Euro, theo nghiên cứu của tổ chức quốc tế “Vine and Wine” (OIV).
Các cảm biến của hệ thống sẽ thu thập dữ liệu của tất cả các biến số ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rượu vang, chẳng hạn như độ ẩm, nhiệt độ, cường độ ánh sáng… đưa đến cổng thông tin của Intel thông qua dịch vụ điện toán đám mây. Việc giám sát môi trường vườn nho và phân tích dự đoán của các dữ liệu cho phép nhà sản xuất rượu có thể đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn nếu phát sinh rủi ro, như sự gây hại của sương mù đối với cây trồng. Hệ thống này còn giúp nâng cao chất lượng thu hoạch mùa vụ, cắt giảm chi phí và làm giảm tác động môi trường.
Dịch vụ và giải pháp TracoVino này đang được MyOmega (Đức) chào bán. Hiện có bốn nhà sản xuất rượu ở Mosel Valley, Đức đang tham gia vào thử nghiệm thực địa cho dịch vụ và giải pháp này. Được biết, dịch vụ có cơ sở dựa trên Nền tảng Kết nối Thiết bị (Device Connection Platform – DCP) của Ericsson và được xây dựng trên tiêu chuẩn 3GPP.
Ericsson DCP là nền tảng IoT dựa trên điện toán đám mây để xử lý hoạt động quản lý kết nối, quản lý thuê bao và OSS/BSS, cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh giữa các nhà khai thác và doanh nghiệp.
Intel sẽ cung cấp bộ vi xử lý và modem LTE cho các cổng IoT; còn MyOmega System Technologies sẽ cung cấp cảm biến và cổng thông tin phần cứng và phần mềm.
"Chúng tôi nhận thấy tiềm năng mở rộng các dịch vụ IoT dành cho ngành sản xuất rượu vang trên toàn cầu và các ứng dụng công nghiệp khác cho xã hội mạng là rất lớn", ông Anders Olin, VP phụ trách kinh doanh Cloud & IP của Ericsson cho biết. Không những thế, các công cụ IoT này giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng suất cho các nhà sản xuất rượu vang, ông Olin nói.
Quy mô xuất khẩu của ngành công nghiệp rượu vang trên toàn cầu hiện nay là 26 tỷ Euro, theo nghiên cứu của tổ chức quốc tế “Vine and Wine” (OIV).