Facebook sẽ đưa Wi-Fi miễn phí đến khắp thế giới?
Ý tưởng của ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg sẽ đưa những chiếc máy bay không người lái phát sóng wifi đến những khu vực hiện nay chưa có kết nối Internet để mọi người ở khắp nơi có thể sử dụng những lợi ích mà mạng Internet đem lại. Bạn có tò mò về các chi tiết trong kế hoạch của Zuckerberg? Hãy đọc bài viết của chúng tôi.
- Vì sao cần tránh xa Facebook, Google và Dropbox?
- Facebook hoàn thành thương vụ mua WhatsApp với giá 22 tỉ USD
- Máy tính bảng nào có Wi-Fi tốt nhất?
- Google muốn cung cấp dịch vụ truy cập Internet Wi-Fi
- Biến thiết bị chạy Windows 8.1 thành điểm truy cập Wi-Fi
- Đường truyền Internet dài nhất, tốc độ cao nhất xuyên Thái Bình Dương
Hiện nay, gần hai phần ba dân số thế giới không được tiếp cận Internet. Nhiều người sống trong khu vực dịch vụ băng thông rộng truyền thống không có khả năng chi trả cho Internet, hoặc không có dịch vụ này. Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg mong muốn giải quyết vấn đề bất bình đẳng này với ý tưởng đưa những chiếc máy bay phát sóng Wi-Fi để mọi người ở những nơi nghèo khổ được truy cập Internet miễn phí.
Thông tin được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề xã hội ở thành phố New York. Các máy bay phục vụ mục đích này sẽ có kích thước của một máy bay thương mại như Boeing 747, nhưng nhẹ hơn nhiều, trọng lượng chỉ tương đương như bốn lốp xe. Chúng cũng sẽ thân thiện với môi trường; và có khả năng tận dụng năng lượng mặt trời để hoạt động vô thời hạn.
Facebook hy vọng sẽ khởi động chuyến bay đầu tiên vào năm 2015, và dự kiến bắt đầu cung cấp Wi-Fi miễn phí từ 3-5 năm sau đó.
Facebook cam kết để nhiều người dân được tiếp cận phổ cập Internet
Facebook đã gặp phải nhiều chỉ trích trong quá khứ đối với cách tiếp cận và xử lý thông tin riêng tư của cũng như không tôn trọng cảm xúc của người dùng. Nhưng họ không phải một công ty chỉ chăm chăm nhìn vào lợi nhuận, có thể thấy được điều đó qua các khoản đầu tư của họ trong các chương trình phát triển băng thông rộng ở Ấn Độ.
Facebook là một thành viên của Internet.org; một nhóm các công ty công nghệ lớn nhất mong muốn mang Internet đến nhiều người trên thế giới càng tốt.
Chúng tôi cũng đã làm việc với các chính phủ và các tổ chức để mang lại quyền lợi truy cập Internet phổ biến ở mức cao nhất. Trong một cuộc họp với Bộ trưởng công nghệ Ấn Độ Ravi Shankar Prasad, Zuckerberg đã đồng ý trở thành đối tác trong dự án Quốc gia về chương trình mạng Fibre (NOFN), nhằm mục đích kết nối 250.000 làng với một mạng lưới băng thông rộng tốc độ cao, giống như mô hình NBN tại Úc.
Chương trình NOFN dự kiến sẽ chi phí khoảng 21.000 Rupee (3.500.000.000 USD), Facebook góp phần tài trợ và giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật để kết nối đến những chặng cuối cùng. Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Prasad, Zuckerberg nhấn mạnh về khả năng các thiết bị như vệ tinh và máy bay có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp kết nối này.
Facebook không phải là một công ty có thể ngay lập tức hoàn thành việc cung cấp dịch vụ Internet từ một chiếc máy bay. Chúng ta có thể thấy rằng ý tưởng về một chiếc máy bay siêu nhẹ cung cấp khả năng truy cập miễn phí Internet nhanh chóng, và không tốn bất kỳ loại năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch nào có vẻ khó xảy ra. Tuy nhiên, Facebook khá tự tin mình có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực UAV (máy bay không người lái) này.
Làm thế nào để phát sóng wifi từ một chiếc máy bay siêu nhẹ?
Ascenta là một không gian vũ trụ nhỏ, nhà sản xuất máy bay không người lái ở Vương quốc Anh. Tháng ba năm nay, Facebook đã mua chúng với giá 20 triệu USD, trong một động thái đã gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kế hoạch của Facebook mục đích cung cấp Internet miễn phí cho cả thế giới, việc mua Ascenta có ý nghĩa đặc biệt hơn. Họ đã đóng góp vào sự phát triển của dự án Quinetiq Zephyr, phát triển công nghệ máy bay không người lái thời gian lâu nhất thế giới. Trong năm 2010, Zephyr 7 là thiết bị bay không người lái không cần trợ giúp đạt tổng thời gian đến 336 giờ 22 phút (khoảng hai tuần), duy trì ở độ cao 21.562 mét.
Zephyr 7 cũng là thiết bị khá nhẹ, nặng khoảng 53 kg.
Facebook cũng đã háo hức thuê các kỹ sư hàng không vũ trụ để làm việc trên máy bay kết nối Internet của họ, bao gồm các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA và Trung tâm nghiên cứu Ames.
Tuy nhiên, Facebook cũng đang phải giải quyết một số thách thức công nghệ chủ chốt với các dự án kết nối của họ. Mục tiêu quan trọng nhất, phải đảm bảo máy bay không người lái có thể bay vô thời hạn và phát sóng Wi-Fi, mà không cần bất kỳ sự can thiệp trực tiếp của con người hoặc không cần tiếp nhiên liệu.
Năng lượng mặt trời là giải pháp rõ ràng nhất cho vấn đề này. Facebook sẽ có thể xây dựng nguồn năng lượng dưa trên những thành tựu của Solar Impulse 2 - máy bay của Thụy Sĩ được thiết kế để bay vòng quanh thế giới trong một chuyến bay duy nhất - mà về mặt lý thuyết có thể tồn tại trong không gian vô thời hạn.
Facebook cũng có thể tận dụng lợi thế của những tiến bộ về năng lượng mặt trời - chẳng hạn như công nghệ tế bào năng lượng mặt trời perovskite hiệu quả hơn tế bào silicon truyền thống - cũng như các công nghệ năng lượng mặt trời rẻ hơn, lớn hơn và tốt hơn được sản xuất bởi Gigafactory của Elon Musk.
Những thách thức ở đây là gì?
Công nghệ bay không người lái sẽ mang lại lợi ích cho việc cung cấp khả năng truy cập Internet miễn phí là không thể phủ nhận. Facebook đã có một động thái kể để phát triển dự án này. Nhưng trước tiên, có một số khó khăn đáng kể mà họ sẽ phải vượt qua.
Đầu tiên Facebook phải vượt qua các quy định luật pháp để vận hành các chuyến bay không người lái. Điều này có thể là một thách thức ở Ấn Độ, một số nơi chính quyền địa phương đã có mối quan hệ không tốt đẹp về các hoạt động bay không người lái. Dẫn lời theo tờ India Times:
Cảnh sát Mumbai gần đây lên tiếng phản đối khi một cửa hàng thực phẩm được sử dụng một thiết bị bay không người lái bốn cánh quạt để giao bánh pizza. Các thiết bị trong không khí như vậy có thể phải đối mặt với câu hỏi của cơ quan quản lý hàng không với những lo ngại về an ninh hàng không có thể xảy ra.
Khó khăn được đặt ra tiếp theo về những thay đổi trong điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu giả lập, và làm cách nào những thiết bị to lớn này không ảnh hưởng tới việc vận hành giao thông hàng không thương mại.
Các máy bay này sẽ bay ở độ cao 60.000 đến 90.000 feet – quá cao so với độ cao cao nhất mà máy bay phản lực sẽ hoạt động, theo tính toán độ cao của máy bay xuyên Đại Tây Dương trung bình giữa 35.000 đến 39.000 feet so với mực nước biển. Phạm vi độ cao hoạt động của các máy bay là bất khả xâm phạm bởi họ còn có sự thay đổi đường bay trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Và việc các thiết bị này hoạt động thế nào trong điều kiện thực tế vẫn chưa được nhìn thấy. Ngoài việc phục vụ dịch vụ Internet với nội dung tĩnh, các nhà nghiên cứu của Facebook chắc chắn gặp nhiều khó khăn với các hoạt động thời gian thực như chơi game trực tuyến, trò chuyện bằng giọng nói với Skype và webcasting. Khoảng cách quá lớn giữa các nơi thu phát tín hiệu Wi-Fi sẽ phải được xây dựng để đạt được các mục tiêu giả lập, nếu không tốc độ truyền tín hiệu sẽ không đạt được như mong muốn.
Có nhà cung cấp dịch vụ nào tương tự không?
Google cũng là một “đại gia” mong muốn ngày càng nhiều người sử dụng Internet. Để thực hiện điều đó, họ đang làm việc với dự án Loon - một khinh khí cầu hỗ trợ Wi-Fi hotspot, được thử nghiệm tại New Zealand. Họ cũng đã mua lại Titan Aerospace - thiết bị bay không người lái của Mỹ.
Một số dự án khác với mục đích tăng thêm nhiều người được kết nối các dịch vụ trực tuyến như Android Ơne - trong đó cung cấp dịch vụ sử dụng thiết bị Android giá rẻ. Hệ điều hành Firefox của Mozilla cũng đem đến thiết bị thông minh giá rẻ cùng hệ điều hành mở với mục đích tăng người sử dụng.
Với những thông tin này, chúng ta có thể tin rằng khoảng cách về công nghệ và kết nối thời đại số trên thế giới sẽ thu hẹp lại trong tương lai gần, và ngày càng nhiều người sẽ được hưởng những điều tốt đẹp mà Internet có thể mang lại.
Mai Hoa (Theo Makeuseof)