Fortinet "điểm mặt" những mối nguy hiểm về bảo mật
Hãng cung cấp các giải pháp an ninh mạng Fortinet, vừa đưa ra những cảnh báo quan trọng về các mối nguy hiểm trong năm 2020, trong đó có việc tội phạm mạng sử dụng những phương thức tấn công tinh vi hơn.
Những mối nguy hiểm đáng lưu ý
Nghiên cứu các xu hướng hoạt động của tội phạm mạng và sự phát triển của công nghệ, từ đó tổng hợp và đưa ra dự báo các mối nguy hiểm về bảo mật trong thời gian gần cũng như trong tương lai là hoạt động thường niên của Fortinet.
Nghiên cứu mới của Fortinet cho thấy, tội phạm mạng đang sử dụng một phương pháp tiếp cận đa mũi nhọn cho các chiến lược tấn công, được hiểu như là sự phát triển của những phương thức tấn công ngày càng tinh vi hơn. Đơn cử như, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng “Kỹ thuật lẩn tránh tiên tiến” (AET) được thiết kế để ngăn chặn sự phát hiện, vô hiệu hóa các chức năng và thiết bị bảo mật, đồng thời hoạt động dưới tầm phát hiện của radar.
Fortinet cũng chỉ ra hai chiến lược đáng lưu tâm, đó là, giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, tội phạm mạng sẽ không bỏ tiền ra nếu như không bắt buộc phải làm thế. Ví dụ, báo cáo Toàn cảnh những mối nguy hại gần nhất của Fortinet chỉ ra rằng tội phạm mạng có xu hướng nhắm vào các lỗ hổng từ năm 2007 nhiều hơn là các lỗ hổng từ các năm 2018 - 2019.
“Không có lý do nào để tội phạm mạng phát triển các công cụ mã độc mới khi tất cả các tổ chức dường như không có bất kỳ sự nâng cấp nào và chấp nhận bỏ ngỏ việc bảo mật cho hệ thống của mình”, chuyên gia Fortinet nhận định.
Chiến lược thứ hai là tội phạm mạng sử dụng càng nhiều phương thức tấn công càng tốt. Ví dụ, cũng trong báo cáo của Fortinet, tội phạm mạng đang chuyển hướng nhắm vào các dịch vụ công cộng nhiều hơn, có lẽ để đáp ứng với việc các tổ chức đã chú trọng hơn trong việc đào tạo nhận thức an toàn thông tin cho nhân viên và nâng cấp các hệ thống bảo mật thư điện tử của họ để chống lại kiểu tấn công lừa đảo.
Một điểm thú vị là chiến lược này đã phát huy sức mạnh của các cuộc tấn công dựa theo nguyên tắc “bầy đàn” - một chiến lược tấn công đang phát triển mà Fortinet đã từng đề cập trước đây. Cụ thể, một nhóm các con bot thông minh có thể tùy chỉnh, được tập hợp theo chức năng tấn công cụ thể và có thể chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong thời gian thực, có khả năng nhắm mục tiêu vào mạng và bằng cách tấn công trên tất cả các mặt trận sẽ áp đảo khả năng tự bảo vệ của mạng.
Nghiên cứu mới của Fortinet cho thấy, tội phạm mạng đang sử dụng một phương pháp tiếp cận đa mũi nhọn cho các chiến lược tấn công, được hiểu như là sự phát triển của những phương thức tấn công ngày càng tinh vi hơn.
Phân tích kỹ hơn về cuộc đua giữa tấn công – phòng thủ giữa tội phạm mạng với các tổ chức, Fortinet cho hay, trong khi cộng đồng tội phạm thường có một lợi thế đặc biệt, rất nhiều công ty vẫn đang tiếp tục áp dụng các chiến lược bảo mật xưa cũ với một số sản phẩm chủ chốt truyền thống.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Fortinet cũng cảnh báo, việc áp dụng công nghệ 5G cho mạng di động có thể trở thành chất xúc tác cho một sự thay đổi mô hình triệt để trong bảo mật bởi đây sẽ là vườn ươm hoàn hảo cho sự phát triển của các cuộc tấn công “bầy đàn” theo chức năng.
Xoay chuyển tình thế với công nghệ trí tuệ nhân tạo
Để ứng phó với các mối nguy hiểm mới về bảo mật, Fortinet khuyến nghị, các tổ chức cần sử dụng các loại công nghệ và chiến lược tương xứng để bảo vệ hệ thống của mình khỏi nguy cơ bị chiếm quyền kiểm soát. Điều đó đồng nghĩa với việc áp dụng một phương pháp tích hợp thông minh - tận dụng sức mạnh và nguồn lực của doanh nghiệp hiện nay.
“Công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI đại diện cho một trong những hy vọng tốt nhất của chúng ta để có thể giải quyết được vấn đề này. Mục tiêu là phát triển một hệ thống miễn dịch cho hệ thống mạng tương tự như trong cơ thể con người”, chuyên gia Fortinet đề xuất.
Fortinet cũng đề xuất các nhà quản trị doanh nghiệp và đội ngũ CNTT nên làm quen với các xu hướng như: Kết hợp Machine Learning (Học máy) với phân tích số liệu thống kê để dự đoán các cuộc tấn công bằng cách phát hiện các dạng thức tấn công cơ bản của tội phạm mạng, từ đó kích hoạt một hệ thống AI dự đoán hành động tiếp theo của kẻ tấn công, đoán trước nơi cuộc tấn công tiếp theo có thể xảy ra và thậm chí xác định tác nhân nguy hại nào có nhiều khả năng là thủ phạm nhất; hay một nghiên cứu kỹ lưỡng về công nghệ Deception có thể được sử dụng để tạo ra một lớp phòng thủ gần như không thể vượt qua xung quanh hệ thống mạng của đơn vị, bất kể mức độ phân tán của hệ thống như thế nào…
“Những xu hướng trên chỉ nhấn mạnh thêm nhu cầu triển khai một phương thức tiếp cận mới về bảo mật, được thiết kế xoay quanh các nguyên tắc của những giải pháp được tích hợp, công nghệ AI nâng cao, Machine Learning và các kỹ thuật liên quan. Khả năng kết nối giữa các hệ thống Machine Learning với nhau sẽ đặc biệt quan trọng để các node trong hệ thốngcó thể được điều chỉnh để thích ứng với từng môi trường khác nhau”, chuyên gia Fortinet chia sẻ.
PV/TH