Gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao nhờ chuỗi cung ứng đầu - cuối chiến lược

09:14, 26/08/2021

Khi xem xét lý do để một sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ cao trở nên thành công, suy nghĩ đầu tiên của chúng ta tự nhiên sẽ là các công nghệ cơ bản tạo nên khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ đó…

Các lựa chọn về linh kiện, bảng mạch và quy trình lắp ráp có được tối ưu hóa để đạt được mục tiêu về hiệu suất xung quanh tốc độ xử lý, tuổi thọ pin, kích thước, trọng lượng, độ bền, mức độ dễ sử dụng… hay không? Theo David Paulson - Phó Chủ tịch toàn cầu Avnet United và Avnet Velocity, giả sử câu trả lời là có, điều đó có nghĩa đội ngũ thiết kế sản phẩm đã thành công khi biến bản phác thảo trở thành một sản phẩm khả thi. Thế nhưng rất nhiều ý tưởng hay đã không tiến xa được đến vậy.

Kể cả khi hành trình phân phối ra thị trường của sản phẩm chỉ bắt đầu, thì tất cả mới chỉ là tiềm năng. Cho dù cuối cùng sản phẩm thiết lập được tiêu chuẩn mới về hiệu suất, giá thành, trải nghiệm khách hàng, khả năng thâm nhập thị trường và tạo ra lợi nhuận, hay không thành công do thấu chi ngân sách, cơ hội ra thị trường bị bỏ lỡ hay lợi nhuận đáng thất vọng. Mọi việc sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc hoạch định và vận hành chuỗi cung ứng.

Thách thức ở đây là các công ty vượt trội về phát triển sản phẩm và cải tiến công nghệ thường không có chuyên môn mạnh tương tự về mặt quy trình và vận hành trong hành trình sản phẩm. Ngay cả Elon Musk, người đã thực sự cách mạng hóa lĩnh vực khoa học tên lửa, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 là: “chuỗi cung ứng thực sự là vấn đề rất phức tạp".

Ảnh: minh họa

Trong suốt vòng đời sản phẩm, các tổ chức phải phụ thuộc vào hàng chục, thậm chí hàng trăm đối tác thương mại cho nhiều bộ phận và dịch vụ khác nhau. Những doanh nghiệp này không chỉ thường xuyên phân tán về mặt địa lý, họ còn có mức độ kinh nghiệm kinh doanh, trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính khác nhau đáng kể.

Khi chuỗi cung ứng là một “tảng băng trôi”

Hiện nay, nhiều tổ chức vẫn có xu hướng xem nhẹ giá trị các chuỗi cung ứng bởi còn có những điều họ không biết về quản trị chuỗi cung ứng chiến lược. Một cách để hình dung mức độ phức tạp của chuỗi cung ứng là xem đó như hình ảnh một tảng băng trôi, ẩn chứa nhiều điều hơn những gì mắt chúng ta nhìn thấy.

Ở “phía trên mặt nước” bạn có thể thấy quy trình bao gồm đơn hàng được đặt, sản phẩm được lấy khỏi kệ, được đóng gói và chuyển tới một cơ sở sản xuất. Thế nhưng “phía dưới mặt nước” ẩn chứa vô số yếu tố về logic, vật lý, kỹ thuật số và tài chính cần được cân nhắc và xử lý để đảm bảo luồng sản phẩm, dữ liệu và vốn được tối ưu.

Những biến số mang tính chiến thuật và chiến lược này bao gồm những điều như lập trình và kết hợp để tăng giá trị đơn vị sản phẩm, quản lý dữ liệu chủ, tuân thủ hợp tác thương mại, dịch vụ bảo hành, quản lý vốn lưu động, hiển thị đa cấp độ, kiểm soát tài chính chuỗi cung ứng, lên kế hoạch sản xuất, lựa chọn nguồn thay thế, bảo mật tại hiện trường và không gian mạng.

Khi những yếu tố đó không được quản lý và điều phối chuyên nghiệp thì nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như tổng chi phí sở hữu của bạn sẽ gia tăng theo cấp số nhân.

Đối tác có ở khắp mọi nơi

Nếu chiến lược chuỗi cung ứng và vận hành không phải năng lực cốt lõi của tổ chức, bạn có thể đang tự hỏi điều gì bạn không biết - nhưng lại cần phải biết về việc lựa chọn đối tác có thể giúp bạn quản lý mạng lưới các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ phân tán khắp nơi một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất có thể.

Nhiều bên thứ ba có thể cung cấp một loạt các công nghệ, nền tảng, dịch vụ tư vấn hữu ích và hơn thế nữa, giúp giải quyết nhiều yếu tố khác nhau trong quy trình vận hành của chuỗi cung ứng, từ đánh giá định mức nguyên vật liệu (BOM) và lên kế hoạch, cho tới các dịch vụ vận tải, xác định rủi ro và dự đoán.

Ông David Paulson.

Vấn đề khó khăn ở đây là không làm phức tạp hơn nữa chuỗi cung ứng của bạn với hàng loạt các nhà cung cấp riêng rẽ, mỗi đơn vị lại có mục tiêu riêng mà sau cùng có thể hoặc không thể phù hợp với mục tiêu tài chính và chiến lược của bạn.

Với những áp lực đang tăng lên về thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường, gánh nặng ngân sách và kỳ vọng của khách hàng, phương pháp thử nghiệm và đánh giá sai sót dần dần (trial and error) không còn là chiến lược đảm bảo thành công.

Ông David Paulson cho rằng, khi xem xét hợp tác với một đối tác chuỗi cung ứng chiến lược thì cần phải có một số cân nhắc cụ thể.

Chuỗi cung ứng của bạn sẽ mở rộng trong suốt vòng đời từ đầu đến cuối của sản phẩm, do vậy bạn cần một đối tác thấu hiểu sâu sắc biến động thị trường ảnh hưởng tới cung và cầu cũng như có chuyên môn vận hành xuyên suốt từ những giai đoạn đầu tiên hình thành ý tưởng sản phẩm mới cho đến điểm cuối của vòng đời sản phẩm.

Khi các công nghệ kỹ thuật số như IoT, đám mây, máy học và trí tuệ nhân tạo AI được tích hợp không chỉ vào công nghệ thông tin (IT) mà còn cả công nghệ vận hành (OT) của tổ chức, bạn cần một đối tác có thể tích hợp nhuần nhuyễn những công nghệ tiên tiến này và mạng lưới cung ứng vật lý phức tạp để đảm bảo khả năng hiển thị cần thiết nhằm phát hiện và ứng phó với các thay đổi trong điều kiện của thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng rõ ràng giống như một môn thể thao đồng đội. Bạn cần một đối tác có thể giúp phá tan những rào cản về công nghệ và chiến lược giữa các đối tác thương mại bên ngoài và các silo nội bộ trong số các bên liên quan chủ chốt như đội ngũ tìm kiếm nguồn cung cấp và đội ngũ kỹ thuật…

Thực tế cho thấy không có một mô hình chuỗi cung ứng kiểu mẫu nào hết. Hãy tìm kiếm một đối tác dành thời gian để thấu hiểu những ưu tiên và cả các khó khăn cụ thể của bạn, sở hữu những năng lực cần thiết để xây dựng một mô hình phù hợp nhất với các nhu cầu từ các chương trình quản lý hàng tồn kho và hoàn tất đơn hàng tiêu chuẩn tới các giải pháp cung cấp chuỗi cung ứng ưu việt.

Cuối cùng, cần một đối tác có thể tin tưởng. Sự thiếu hụt các công nghệ chủ chốt hiện nay trong lĩnh vực công nghệ cao tạo ra rất nhiều nhức nhối xung quanh việc chuyển dịch phương pháp quản lý hàng tồn kho từ chiến lược “vừa kịp lúc” (just-in-time) thành chiến lược “dự phòng” (just-in-case).

Là một đơn vị phân phối toàn cầu, Avnet hiển nhiên có khả năng đệm hàng tồn kho cho các khách hàng, nhưng hàng tồn kho nếu chỉ nhằm mục đích dự trữ sẽ có thể gây lãng phí nguồn vốn quý giá và tiềm ẩn thêm rủi ro lỗi thời nếu kho hàng dự trữ này đến cuối cùng lại không được sử dụng tới.

Theo/vnmedia.vn