Khai phá tiềm năng CNTT - Sức bật mới cho tăng trưởng, phát triển
13:46, 03/12/2015
Hội Tin học Việt Nam và Đại học Quốc gia Singapore đã tổ chức Hội thảo CNTT với chủ đề: “Việt Nam khai phá tiềm năng CNTT - Tạo sức bật mới cho tăng trưởng và phát...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát biểu khai mạc. Tham dự Hội thảo có đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; các Sở TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông và đại diện Công ty Microsoft Đông Nam Á…
Trong những năm vừa qua, CNTT-TT đã và đang tạo ra những biến đổi cách mạng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Ảnh hưởng của CNTT-TT không chỉ giới hạn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và cắt giảm chi phí mà còn tạo nên những thay đổi căn bản nền tảng cho vận hành và phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. Hiện tại, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT. Để khai thác tiềm năng triệt để của CNTT-TT đẩy nhanh công cuộc tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng nâng cấp ba trụ cột nền tảng, đó là: Tầm nhìn chiến lược, khả năng và ý thức hiệp đồng phối hợp, và năng lực học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Việt Nam cũng cần đặc biệt ưu tiên các lĩnh vực ứng dụng CNTT-TT có khả năng tạo nên những đổi thay đột biến. Đó chính là Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giáo dục và y tế thông minh, thương mại điện tử, internet vạn vật và công nghiệp thế hệ 4.0.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao hội thảo về CNTT do Hội Tin học Việt Nam và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tổ chức lần này với sự tham gia của nhiều diễn giả có uy tín và kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, hơn 15 năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2010 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành CNTT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. CNTT không chỉ là một ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng đóng góp GDP cao cho quốc gia mà thực sự đã trở thành một ngành hạ tầng quan trọng cho các ngành khác phát triển. Không chỉ vậy, ngành CNTT ngày nay gắn kết chặt chẽ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của các ngành và các lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, đóng góp tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ người dân, giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, trong những năm qua CNTT Việt Nam với nhiều doanh nghiệp mạnh đã trở thành một trong những ngành có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Năm 2014, giá trị gia tăng toàn ngành đã chiếm khoảng 20% GDP quốc gia, Việt Nam cũng đứng vào top 10 nước gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chỉ đạo, Hội nghị cần tập trung trao đổi việc phát triển thành phố thông minh và sử dụng các tiện ích Internet kết nối vạn vật (IoT) là xu thế của các đô thị hiện đại. Tuy nhiên đây là lĩnh vực rất rộng và đòi hỏi điều kiện cao khi triển khai, cần xác định rõ các hạn chế về hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các biện pháp bảo mật trước khi triển khai các ứng dụng để đảm bảo tính hiệu quả của công nghệ mới.
Hội thảo quốc tế về CNTT năm 2015 là một nỗ lực tổ chức chung của Hội Tin học Việt Nam và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhằm trao đổi và thảo luận về vai trò quan trọng của CNTT trong sản xuất và phát triển. Tại Hội thảo, kết quả của Chương trình nghiên cứu xây dựng Chỉ số Thành phố thông minh cho 10 thành phố của Việt Nam đã được công bố và thảo luận, ngoài ra, còn có các tham luận của các chuyên gia quốc tế, các viện nghiên cứu, các chuyên gia khác về quy mô cụ thể của sự phát triển CNTT-TT để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe tham luận của nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Tô Mạnh Cường về cách nhìn nhận vai trò của CNTT và công nghệ từ phía doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ, các nhà kinh tế, xã hội và từ trực tiếp các thành phố đang chuyển mình hướng tới thành phố thông minh…
Cũng nằm trong khuôn khổ Hội thảo, trong buổi chiều cùng ngày, kết quả khảo sát 10 thành phố thông minh sẽ được công bố. Trước đó, để tìm hiểu mức độ sẵn sàng của các thành phố đang phát triển của Việt Nam, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đã hợp tác với Tập đoàn Microsoft và Hội Tin học Việt Nam tiến hành khảo sát nghiên cứu 10 thành phố bao gồm Biên Hòa, Đà Lạt, Hạ Long, Hà Tĩnh, Huế, Lào Cai, Mỹ Tho, Nha Trang, Thanh Hóa và Vinh. Nội dung nghiên cứu đi sâu vào năm thành phần cấu thành của thành phố thông minh là quản trị thông minh, nền kinh tế thông minh, phát triển nguồn nhân lực thông minh, hạ tầng cơ sở thông minh và phát triển bền vững. Cuộc khảo sát cho thấy cả 10 thành phố đều có chuyển biến đáng kể về nhiều mặt trong quản lý và phát triển, đặc biệt là việc nâng cấp hạ tầng CNTT và phát triển kinh tế tư nhân. Các thành phố đều có thuận lợi là người dân có ý thức cao trong đầu tư vào giáo dục cho con cái và ủng hộ chính sách cải cách mở cửa của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát biểu khai mạc. Tham dự Hội thảo có đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; các Sở TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông và đại diện Công ty Microsoft Đông Nam Á…
Trong những năm vừa qua, CNTT-TT đã và đang tạo ra những biến đổi cách mạng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Ảnh hưởng của CNTT-TT không chỉ giới hạn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và cắt giảm chi phí mà còn tạo nên những thay đổi căn bản nền tảng cho vận hành và phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. Hiện tại, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT. Để khai thác tiềm năng triệt để của CNTT-TT đẩy nhanh công cuộc tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng nâng cấp ba trụ cột nền tảng, đó là: Tầm nhìn chiến lược, khả năng và ý thức hiệp đồng phối hợp, và năng lực học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Việt Nam cũng cần đặc biệt ưu tiên các lĩnh vực ứng dụng CNTT-TT có khả năng tạo nên những đổi thay đột biến. Đó chính là Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giáo dục và y tế thông minh, thương mại điện tử, internet vạn vật và công nghiệp thế hệ 4.0.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao hội thảo về CNTT do Hội Tin học Việt Nam và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tổ chức lần này với sự tham gia của nhiều diễn giả có uy tín và kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, hơn 15 năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2010 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành CNTT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. CNTT không chỉ là một ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng đóng góp GDP cao cho quốc gia mà thực sự đã trở thành một ngành hạ tầng quan trọng cho các ngành khác phát triển. Không chỉ vậy, ngành CNTT ngày nay gắn kết chặt chẽ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của các ngành và các lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, đóng góp tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ người dân, giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, trong những năm qua CNTT Việt Nam với nhiều doanh nghiệp mạnh đã trở thành một trong những ngành có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Năm 2014, giá trị gia tăng toàn ngành đã chiếm khoảng 20% GDP quốc gia, Việt Nam cũng đứng vào top 10 nước gia công phần mềm hấp dẫn nhất thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chỉ đạo, Hội nghị cần tập trung trao đổi việc phát triển thành phố thông minh và sử dụng các tiện ích Internet kết nối vạn vật (IoT) là xu thế của các đô thị hiện đại. Tuy nhiên đây là lĩnh vực rất rộng và đòi hỏi điều kiện cao khi triển khai, cần xác định rõ các hạn chế về hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các biện pháp bảo mật trước khi triển khai các ứng dụng để đảm bảo tính hiệu quả của công nghệ mới.
Hội thảo quốc tế về CNTT năm 2015 là một nỗ lực tổ chức chung của Hội Tin học Việt Nam và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhằm trao đổi và thảo luận về vai trò quan trọng của CNTT trong sản xuất và phát triển. Tại Hội thảo, kết quả của Chương trình nghiên cứu xây dựng Chỉ số Thành phố thông minh cho 10 thành phố của Việt Nam đã được công bố và thảo luận, ngoài ra, còn có các tham luận của các chuyên gia quốc tế, các viện nghiên cứu, các chuyên gia khác về quy mô cụ thể của sự phát triển CNTT-TT để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe tham luận của nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Tô Mạnh Cường về cách nhìn nhận vai trò của CNTT và công nghệ từ phía doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ, các nhà kinh tế, xã hội và từ trực tiếp các thành phố đang chuyển mình hướng tới thành phố thông minh…
Cũng nằm trong khuôn khổ Hội thảo, trong buổi chiều cùng ngày, kết quả khảo sát 10 thành phố thông minh sẽ được công bố. Trước đó, để tìm hiểu mức độ sẵn sàng của các thành phố đang phát triển của Việt Nam, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đã hợp tác với Tập đoàn Microsoft và Hội Tin học Việt Nam tiến hành khảo sát nghiên cứu 10 thành phố bao gồm Biên Hòa, Đà Lạt, Hạ Long, Hà Tĩnh, Huế, Lào Cai, Mỹ Tho, Nha Trang, Thanh Hóa và Vinh. Nội dung nghiên cứu đi sâu vào năm thành phần cấu thành của thành phố thông minh là quản trị thông minh, nền kinh tế thông minh, phát triển nguồn nhân lực thông minh, hạ tầng cơ sở thông minh và phát triển bền vững. Cuộc khảo sát cho thấy cả 10 thành phố đều có chuyển biến đáng kể về nhiều mặt trong quản lý và phát triển, đặc biệt là việc nâng cấp hạ tầng CNTT và phát triển kinh tế tư nhân. Các thành phố đều có thuận lợi là người dân có ý thức cao trong đầu tư vào giáo dục cho con cái và ủng hộ chính sách cải cách mở cửa của Chính phủ.