Máy bay Malaysia bị bắn có thể là do tên lửa đất đối không

10:17, 18/07/2014

Một máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia đã rơi ở miền Đông Ukraine hôm thứ Năm khiến toàn bộ 295 người trên máy bay thiệt mạng. Vụ tai nạn đã làm căng thẳng thêm tình hình xung đột giữa Kiev và Moscow.

Theo nguồn tin của Mỹ cho rằng, chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị “Nổ tung trên trời”, có thể là do tên lửa đất đối không, Ukraine và Nga đổi lỗi cho nhau về sự việc trên, vụ việc này dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột đẫm máu và có nguy cơ dấy lên một cuộc chiến tranh lạnh  mới.

Ukraine cáo buộc binh lính Moscow, được hậu thuẫn bởi các sĩ quan tình báo quân sự Nga, đã bắn một loạt đạn dài từ hệ thống tên lửa Soviet-era SA-11. Các nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk bác bỏ sự liên quan của mình đến vụ tai nạn và cho rằng một chiếc máy bay phản lực thuộc lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ chuyến bay xuyên lục địa trên.

Quân nhà ly khai đã nói rằng họ có nắm quyền kiểm soát một hệ thống tên lửa như vậy tháng trước và đã dùng nó để bắn hạ máy bay vận tải quân sự của Ukraine.

Quy mô của cuộc thảm họa có thể là một bước ngoặc lớn gây áp lực lớn lên cộng đồng quốc tế thúc đẩy họ giải quyết khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đã giết chết hàng trăm người từ cuộc biểu tình lật đổ thủ tướng được Nga hậu thuẫn Kiev hồi tháng Hai và Nga sát nhập Crimea một tháng sau đó.

Các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc họp khẩn cấp về Ukraine vào thứ Sáu. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi cuộc điều tra quốc tế một cách đầy đủ về sự việc.

Các phóng viên của Reuters đã thấy đám cháy và đống đổ nát mang ký hiệu màu đỏ và xanh của Malaysia và hàng chục xác người nằm rải rác trên cánh đồng cạnh làng Hrabove, cách biên giới Nga 40km và gần với khu vực thủ đô của phiến quân Donetsk.

Hơn một nửa số nạn nhân thiệt mạng, 154 người, mang quốc tịch Hà Lan, 27 người mang quốc tịch Úc và 23 người Malaysia.

Chính phủ Ukraina, lên án hành động này như là “khủng bố”, đã công bố bản ghi âm cho biết các sĩ quan tình báo Nga đã thảo luận về việc bắn hạ một máy bay dân sự của quân nổi dậy, người có thể nhầm lẫn đó là máy bay quân sự của Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổi lỗi cho quân Kiev đã tấn công chống lại quân nổi dậy cách đây hai tuần sau khi không giữ được lệnh ngừng bắn. Các nhà lãnh đạo Kramlin gọi đây là một “thảm họa” nhưng họ không cho biết ai là người đã bắn hạ chiếc Boeing.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chiếc máy bay phản lực đã “nổ tung trên trời” và trong  khi nguyên nhân của sự việc chưa được rõ ràng, cơ quan chức năng Mỹ đã nói, có thể là một bệ phóng tên lửa là nguyên nhân dẫn đến sự việc.

Sau khi bắn rơi nhiều máy bay quân sự Ukraine trong khu vực những tháng gần đây, bao gồm cả hai lần trong tuần này, Kiev đã cáo buộc các lực lượng của Nga đóng vai trò trực tiếp. Đường hàng không quốc tế này vẫn mở cửa trên 32.000 feet. Các nhà chức trách cho biết, chiếc máy bay của Malaysia đang bay ở độ cao trên chức cho phép 1.000 ft tức là 33.000ft so với mặt đất.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết họ không rõ liệu có người dân Mỹ nào trên chiếc máy bay gặp tai nạn hay không. Một nhà chức trách của Ukraine cho biết có 23 người.

Từ phát ngôn của tổng thống Ukraine, được sự hậu thuẫn của phương Tây, gọi tai nạn là “cuộc khủng bố”, ông Obama đã có cuộc điện đàm với thủ tướng Putin, thảo luận về một lệnh trừng phạt kinh tế mới từ Washington và các đối tác EU nhằm gây sức ép buộc ông Putin có nhiều hành động thiết thực hơn nữa để kiềm chế cuộc nổi dậy chống lại chính phủ được phương Tây hậu thuẫn Kiev.

Ngoài ra, trong báo cáo mới nhất về cuộc điện thoại giữa hai nhà lãnh đạo, Nhà Trắng còn cho biết thêm rằng Obama cảnh báo sẽ có những trừng phạt xa hơn nếu Moscow không đổi hướng ở Ukraine.

ĐỐNG ĐỔ NÁT, XÁC NGƯỜI

Hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với chuyến bay MH-17 vào buổi trưa khi nó bay qua vùng trời phía đông Ukraine về phía biên giới Nga, mang theo 280 hành khách và 15 phi hành đoàn. Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy, chiếc máy bay đạt độ cao 33.000ft khi nó biến mất.

Độ cao này vượt quá phạm vi của tên lửa nhỏ được sử dụng bởi quân nổi dậy khi bắn hạ các máy bay trực thăng và máy bay quân sự tầm thấp khác của Ukraine – nhưng không phải hệ thống SA – 11 mà chính quyền Ukraine cáo buộc Nga cung cấp cho quân nổi dậy.

Quân ly khai đã được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông Nga rằng họ đã có được một chiếc như vậy. Một nhóm được trích dẫn khi nói về việc họ đã sử dụng hệ thống tên lửa SA-11 hôm thứ Hai để bắn hạ chiếc Antonov An-26 – chiếc máy bay được Ukraina xác nhận là mất tích tuần này, cùng với một chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 bị bắn hạ hôm thứ Tư.

Một người dân địa phương đã nói với Reuters tại Hrabove (được gọi là Grabovo tại Nga) rằng “Tôi đang làm việc trên đồng thì nghe thấy tiếng một chiếc máy bay và sau đó là tiếng nổ. Cuối cùng là chiếc máy bay rơi xuống đất và gãy làm hai. Tất cả đều chìm trong làn khói đen dày đặc”.

Một nhân viên cấp cứu cho biết, đến nay có ít nhất 100 thi thể được tìm thấy và các mảnh vỡ văng xa đến tận 15km. Hiện, hộp đen của máy bay đã được tìm thấy.

Kiev phàn nàn rằng quân ly khai – lực lượng chính tại khu vực đã cản trở không cho các cơ quan chức năng Ukraine lại gần khu vực máy bay gặp tai nạn.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak yêu cầu công lý nhanh chóng được thực thi bởi những người có trách nhiệm đồng thời cho biết không ai được can thiệp vào khu vực xảy ra thảm họa trước khi các chuyên gia quốc tế vào cuộc.

“MH-17 không phải là một sự cố hay thảm họa, đó là một cuộc tấn công khủng bố” – tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã đăng trên tweet. Ông đã tăng cường chiến dịch quân sự chống lại quân nổi dậy kể từ lệnh ngừng bắn hồi cuối tháng trước không đi đến cuộc đàm phán nào.

Lãnh đạo quân nổi dậy, thủ tướng tự phong ở Donetsk, cho biết họ có thể đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn hai hoặc ba ngày để điều giúp điều tra vụ việc.

Nga, quốc gia bị các nước phương Tây buộc tội cố gắng gây bất ổn cho Ukraine để duy trình ảnh hưởng, đã cáo buộc các nhà lãnh đạo Kiev đã dựng nên một cuộc đảo chính phát xít. Nga cũng cho biết, quân đội của họ luôn sẵng sàng để bảo vệ những người nói tiếng Nga ở phía Đông – lý do tương tự mà Nga đã làm với Crimea.

Quan chức Bộ nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã nói trên Facebook: “Vừa rồi, trong Torez, những kẻ khủng bố sử dụng hệ thống bắn máy bay Buk được Putin tặng để bắn rơi một chiếc máy bay dân sự từ Amsterdam đến Kuala Lumpur”.

Buk- có nghĩa là “cây sồi” theo tiếng Nga-  là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô (cũ) có mã là SA-11 Gadfly sản xuất bởi đối thủ thời chiến tranh lạnh với NATO.

Ngoài ra, ông còn công bố bức ảnh mà ông cho rằng đã nhìn thấy Buk ở trung tâm thành phố Torez hôm thứ Năm. Hình ảnh này không thể xác minh. Hôm 29 tháng Sáu, hãng tin Itar-Tas của Nga đã dẫn lời một phát ngôn viên của Donetsk nói, họ đang năm quyền kiểm soát hệ thống phòng không Buk.

LỜI BUỘC TỘI QUÂN PHIẾN LOẠN

Chỉ huy quân sự nhóm nổi dậy, Igor Strelkor, đã viết trên trang mạng xã hội của mình rằng, vào lúc 1337 GMT, lực lượng của ông ta đã bắn hạ một chiếc Antonov An-26 tại cùng khu vực xảy ra vụ tai nạn. Đây là máy bay phản lực vận tải của Ukraine. Ukraine chưa bình luận gì về vụ việc trên.

Chiếc máy bay MH-17 có thể đang ở trong khu vực đó tại thời điểm trên, khoảng 3h sau khi cất cánh khỏi sân bay Schipol.

Một số máy bay trực thăng của Ukraine đã bị bắn hạ trong vòng bốn tháng trở lại đây khi chiến đấu trong khu vực này. Ukraine cho biết, An-26 bị bắn hạ hôm thứ Hai và một trong những máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 của họ cũng bị bắn hạ hôm thứ Tư bởi một tên lửa đối không – lời cáo buộc mạnh mẽ của Kiev khẳng định sự liên quan của Nga trong vụ việc.

Moscow phủ nhận toàn bộ các cáo buộc liên quan đến vụ việc.

Sự mất mát chiếc máy bay MH-17 là thảm họa thứ hai của Malaysia Airlines trong năm nay, trước đó là sự mất tích bí ẩn của chiếc MH-370 hồi tháng Ba với 239 hành khách mất tích cùng toàn bộ phi hành đoàn trong chuyến bay từ Kuala Lumpur dến Bắc Kinh.

Năm 2001, Ukraine thừa nhận, quân đội của họ có thể chịu trách nhiệm về việc bắn hạ một chiếc máy bay của Nga khiến nó bị rơi xuống Biển Đen, toàn bộ 78 người trên chuyến bay đều thiệt mạng. Một quan chức cấp cao của Ukraina cho biết nhiều khả năng chiếc máy bay bị bắn rơi bởi tên lửa S-200 do gặp tai nạn ngoài ý muốn trong cuộc tập trận.

Năm 1983, một máy bay chiến đấu của Liên Xô bắn rơi một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Hàn Quốc sau khi nó bay lạc vào không phận của Nga và không đáp lại tín hiệu liên lạc. Tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng.

Năm 1988, tàu chiến Vincennes Mỹ đã bắn hạ một máy bay Iran trên vùng vịnh khiến 290 hành khách và toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng, sự việc được giải thích là do quân đội Mỹ tưởng nhầm đây là máy bay chiến đấu. Tehran gọi đó là một cuộc tấn công có chủ ý.

Thanh Hòa (Theo Reuters)