Máy tính chính hãng, đã thực sự an toàn?
12:00, 09/03/2013
Không phải một chiếc máy tính, hay laptop khi mua mới, có dán nhãn nhà phân phối, có dán tem bảo hành và được cung cấp đầy đủ phụ kiện đã là an toàn. Với các thế hệ sản phẩm mới, cài đặt hệ điều hành bản quyền, chính hãng, phụ kiện đầy đủ, được coi là chuẩn thì phải “xuất trình” đủ Giấy chứng nhận bản quyền, Chứng nhận kiểm định chất lượng…
Người tiêu dùng Việt Nam chưa thể quen với việc như vậy, và thường, chỉ cần nhà phân phối, công ty cung cấp sản phẩm xác nhận cơ bản, “bảo lãnh” tính pháp lý của sản phẩm là đủ. Nên, khó khăn trong bảo hành sản phẩm là thường xuyên. Và, nặng nề thì thiết bị sẽ liên tục lỗi, dù đã sửa, bảo hành… chỉ vì cài đặt hệ điều hành, hay những phần mềm không bản quyền. Đồng thời, cũng tạo lỗ hổng cho tin tặc và virus mạng tấn công ồ ạt, không chỉ hư hại thiết bị sản phẩm, mà còn mất nhiều tài sản khác, từ hữu hình đến vô hình.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsft Việt Nam: Nạn sao chép được coi là một hành động bất hợp pháp. Nhiều người tiêu dùng vô tình bị lợi dụng bởi tội phạm mạng dẫn đến máy tính của họ có thể bị làm hư hại nặng...
Một kết quả nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính vừa được Công ty Microsoft thực hiện tại 5 nước Đông Nam Á, bao gồm: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philipin, Thái Lan và Việt Nam. Những con số đưa ra thật đáng giật mình, trong đó riêng tại Việt Nam, vẫn còn rất nhiều nguy cơ mất an toàn cho máy tính.
Qua 282 bộ đĩa cài và ổ cứng của các máy tính có thương hiệu bao gồm Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung được lấy mẫu tại 5 quốc gia này, các nhà nghiên cứu của Microsoft phát hiện tới gần 70% các mẫu thử có chứa phần mềm độc hại, nguy cơ lây lan và phát tán các virus cao. Điều đáng lo ngại nhất là những phần mềm mã độc này hoàn toàn có thể mua tại thị trường chợ đen với giá thấp nhất chỉ là 7 đô la.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu được tiến hành với hơn 40 ổ cứng và 9 đĩa DVD và kết quả thật bất ngờ: Có tới 66% đĩa DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc, cao nhất trong khu vực. Điều này khiến các doanh nghiệp và nhiều người dùng khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam không khỏi giật mình trước nguy cơ bị mã độc tấn công ngay trên các thiết bị được cho là tuyệt đối an toàn của các thương hiệu lớn. Thông tin này cũng khiến nhiều người lo lắng, bởi từ trước tới nay, họ vốn cho rằng “mua máy tính có thương hiệu đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy tính”.
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề an toàn máy tính. Tỷ lệ vi phạm bản quyền giảm đều hàng năm, từ 92% vào năm 2007, hiện nay chỉ còn 80%. Chính phủ cũng quyết tâm giảm từ 1 đến 2% một năm, để một vài năm tới ,chúng ta sẽ ở mức ngang bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực.
Người tiêu dùng Việt Nam chưa thể quen với việc như vậy, và thường, chỉ cần nhà phân phối, công ty cung cấp sản phẩm xác nhận cơ bản, “bảo lãnh” tính pháp lý của sản phẩm là đủ. Nên, khó khăn trong bảo hành sản phẩm là thường xuyên. Và, nặng nề thì thiết bị sẽ liên tục lỗi, dù đã sửa, bảo hành… chỉ vì cài đặt hệ điều hành, hay những phần mềm không bản quyền. Đồng thời, cũng tạo lỗ hổng cho tin tặc và virus mạng tấn công ồ ạt, không chỉ hư hại thiết bị sản phẩm, mà còn mất nhiều tài sản khác, từ hữu hình đến vô hình.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsft Việt Nam: Nạn sao chép được coi là một hành động bất hợp pháp. Nhiều người tiêu dùng vô tình bị lợi dụng bởi tội phạm mạng dẫn đến máy tính của họ có thể bị làm hư hại nặng...
Một kết quả nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính vừa được Công ty Microsoft thực hiện tại 5 nước Đông Nam Á, bao gồm: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philipin, Thái Lan và Việt Nam. Những con số đưa ra thật đáng giật mình, trong đó riêng tại Việt Nam, vẫn còn rất nhiều nguy cơ mất an toàn cho máy tính.
Qua 282 bộ đĩa cài và ổ cứng của các máy tính có thương hiệu bao gồm Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung được lấy mẫu tại 5 quốc gia này, các nhà nghiên cứu của Microsoft phát hiện tới gần 70% các mẫu thử có chứa phần mềm độc hại, nguy cơ lây lan và phát tán các virus cao. Điều đáng lo ngại nhất là những phần mềm mã độc này hoàn toàn có thể mua tại thị trường chợ đen với giá thấp nhất chỉ là 7 đô la.
Bà Rebecca Hồ
Bà Rê-béc-ca Hồ - Giám đốc Sở hữu trí tuệ Microsoft khu vực Đông Nam Á đưa ra thông tin: “Ở Việt Nam, có tới xấp xỉ 50% số lượng máy tính mới bán tại các cửa hàng đã bị thay đổi ổ cứng, tỷ lệ này trong khu vực là 28%. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các mã độc đều phục vụ cho mục đích kinh tế, những kẻ xấu lấy hay hack password để ăp cắp tiền. Tại Việt Nam có một mã độc rất nguy hiểm tên là Thần Dớt. 5 năm qua, mã độc này gây tổn thất tới 1 tỷ USD cho toàn thế giới”.Tại Việt Nam, việc nghiên cứu được tiến hành với hơn 40 ổ cứng và 9 đĩa DVD và kết quả thật bất ngờ: Có tới 66% đĩa DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc, cao nhất trong khu vực. Điều này khiến các doanh nghiệp và nhiều người dùng khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam không khỏi giật mình trước nguy cơ bị mã độc tấn công ngay trên các thiết bị được cho là tuyệt đối an toàn của các thương hiệu lớn. Thông tin này cũng khiến nhiều người lo lắng, bởi từ trước tới nay, họ vốn cho rằng “mua máy tính có thương hiệu đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy tính”.
Ông Vũ Ngọc Hoan
Ông Vũ Ngọc Hoan - Cục trưởng Cục Bản quyền Tác giả - Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch khẳng định: Trung bình một ngày có tới 175 nghìn máy tính ở Việt Nam bị nhiễm virus, hơn 2.000 website của cơ quan doanh nghiệp ở Việt Nam bị tấn công. Tôi đánh giá cao những nỗ lực nghiên cứu của Microsoft. Đây là cú hích lớn cho doanh nghiệp và người dùng ở Việt nam trong việc sử dụng phần mềm có bản quyền, hứa hẹn mang lại những tín hiệu đáng mừng trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền…Những năm qua, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề an toàn máy tính. Tỷ lệ vi phạm bản quyền giảm đều hàng năm, từ 92% vào năm 2007, hiện nay chỉ còn 80%. Chính phủ cũng quyết tâm giảm từ 1 đến 2% một năm, để một vài năm tới ,chúng ta sẽ ở mức ngang bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực.
Chu Tấn