Một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2021 của ngành TTTT

09:50, 20/07/2021

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Báo cáo tóm tắt một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật 6 tháng đầu năm, định hướng 6 tháng cuối năm 2021 của ngành Thông tin Truyền thông.

Về một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2021 của ngành TTTT:

A. Các mặt công tác chung 

Bộ TTTT đã tham mưu TTgCP ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 – 2025.

Tại Chỉ thị này, TTgCP yêu cầu các cơ quan chủ quản tạo điều kiện để cơ quan báo chí nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; hằng năm tăng khoảng 20% số lượng tin, bài, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình sản xuất mới phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu.

Chỉ thị cũng nêu rõ về kinh phí thực hiện, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí để các cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ tại Chỉ thị này.  

Hỗ trợ, đặt hàng 86 cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19: với tổng số tiền 58 tỷ đồng, gồm 79 cơ quan báo chí Trung ương và 7 đơn vị báo nói, báo hình.

Thực hiện cấp mới và cấp đổi thẻ nhà báo: tính đến hết tháng 6/2021, tổng số 15.418 thẻ nhà báo, gồm các cơ quan báo chí ở trung ương (9.086 thẻ) và địa phương (6.332 thẻ) kỳ hạn 2021-2025.

Bộ TTTT đã chủ động rà soát, thực hiện cách làm mới về tổ chức, quản lý điều hành hoạt động đầu tư công trong lĩnh vực CNTT của Bộ TTTT, đem lại các kết quả bước đầu tích cực. Rà soát tổng thể các dự án ICT, kết hợp mô hình đầu tư tập trung và phân tán, tính toán sử dụng chung cơ sơ hạ tầng (trung tâm dữ liệu, hạ tầng phần cứng, truyền dẫn, hệ thống an toàn thông tin, xử lý dữ liệu, …) để tối ưu chí phí đầu tư, giảm phân tán và chi phí vận hành, duy trì hoạt động sau đầu tư. Tối ưu hóa chi phí đầu tư: giảm từ 5.596 tỷ xuống 2.424 tỷ đồng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đầu tư (giảm 56,68% giá trị vốn đăng ký đầu tư ban đầu). Các dự án ưu tiên tập trung cho xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số và chuyển đổi số.  

Bộ TTTT cũng đã chủ động làm việc, kiến nghị Bộ KHĐT, Tổng cục Thống kê hoàn thành việc bổ sung Danh mục hệ thống chi tiêu kinh tế - xã hội quốc gia. Số lượng chỉ tiêu thống kê quốc gia ngành TTTT tăng từ 10/186 chỉ tiêu lên 21/211 chỉ tiêu (tăng từ 5% lên tối thiểu 10% tổng số lượng chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội quốc gia). Qua đó, Ngành TTTT được khẳng định vị thế, được công nhận mức độ giá trị đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày một lớn.

B. Các lĩnh vực quản lý nhà nước

Trong Lĩnh vực Viễn thông

a) Bộ TTTT đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu TTgCP ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 về việc phê 7 duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money)

Hoạt động này sẽ tận dụng hạ tầng, cơ sở dữ liệu, mạng lưới viễn thông - hiện có độ phủ lên tới 99,8% dân số để mang lại nhiều tiện ích cho người dân, đồng thời giảm chi phí xã hội. Mobile Money sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc TTgCP cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cũng sẽ là giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

b) Bộ TTTT công bố việc Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất. Việt Nam đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN - hoàn thành đúng hạn việc tắt sóng trước năm 2021. Trong ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5/10 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự - trong khi Việt Nam là nước đông dân nhất trong năm nước đã hoàn thành cam kết này. Điểm đột phá lớn nhất là: Việt Nam đã đi thẳng vào công nghệ tiên tiến DVB-T2 - bỏ qua công nghệ DVB-T; đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz - là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho 5G; mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố năm 2011 đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc.

Một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2021 của ngành TTTT.

Trong Lĩnh vực công nghiệp ICT:

a) Bộ TTTT tham mưu TTgCP ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 9/6/2021 thành lập Khu CNTT tập trung thành phố Cần Thơ. Đây là khu CNTT tập trung thứ 6 của cả nước và là khu đầu tiên của Vùng đồng bằng Sông Cửu long, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của việc chuyển đổi từ trọng tâm là nông nghiệp sang phát triển công nghiệp công nghệ số với giá trị gia tăng cao, tạo động lực lan tỏa cho cho toàn bộ nền kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Khu CNTT tập trung thành phố Cần Thơ, để tăng cường tính khả thi, hiệu quả của Dự án, Bộ đã đồng hành cùng với địa phương trong quá trình tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng và các doanh nghiệp CNTT để đầu tư vào Khu.

b) Bộ TTTT công bố Hệ thống CSDL công nghiệp ICT Make in Viet Nam Lần đầu tiên, Việt Nam công bố cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ ICT Make in Viet Nam với thông tin số liệu tổng hợp của hơn 59.000 doanh nghiệp ICT và gần 900 sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam. Đây là kênh thông tin hữu ích cho các Sở TTTT, cộng đồng doanh nghiệp ICT trong cả nước và các nhà đầu tư nước ngoài để tra cứu, tìm kiếm thông tin chính xác, nhanh chóng về quy mô của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam.

Trong Lĩnh vực ứng dụng CNTT

a) Hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số: Bộ TTTT đã tích cực phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn các Bộ ngành, địa phương: đã có 12 bộ, ngành và 49 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0; 11 bộ, ngành và 37 tỉnh thành phố đã ban hành Chương trình/Kế hoạch chuyển đổi số. Bộ TTTT thúc đẩy Doanh nghiệp Công nghệ số triển khai xây dựng và công bố được 43 nền tảng số.

b) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bộ TTTT đã phối hợp, hỗ trợ, thúc đẩy Bộ Công an “thần tốc” thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin với các CSDL, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc. Bộ TTTT đã chỉ đạo các Sở TTTT, doanh nghiệp công nghệ số đẩy mạnh kết nối với phương châm “cập nhật hiện trạng, kết quả theo ngày; xử lý các vấn đề, vướng mắc tức thời”. Chỉ trong vòng 2 tuần, 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối thử nghiệm CSDL quốc gia về dân cư, để đưa vào sử dụng chính thức dịch vụ xác thực thông tin công dân phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ngay từ ngày 01/7/2021.

Bộ chỉ số chuyển đổi số Quốc gia: Năm 2020 là năm đầu tiên Bộ TTTT triển khai thu thập thông tin khảo sát, đánh giá và công bố kết quả Chỉ số chuyển 9 đổi số để phản ánh kết quả thực hiện chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.

Trong Lĩnh vực ATTT:

a) Tham mưu TTgCP ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là đầu tiên Việt Nam ban hành một Chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Việt Nam hiện có hơn 24 triệu trẻ em và trong bối cảnh Chuyển đổi số đang đi vào mọi lĩnh vực, ngõ ngách của cuộc sống thì Chương trình dự kiến sẽ có tác động lớn tới xã hội.

b) Ngày 29/6/2021, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo xếp hạng chỉ số AT, ANM toàn cầu lần thứ 4, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, được xếp hạng. So với năm 2019, Việt Nam đã tăng 25 bậc 3 .

Đạt được kết quả trên, là nhờ nỗ lực lớn của Việt Nam, thể hiện rõ qua Quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% năm 2019 lên đến 100% vào cuối năm 2020; sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng trong nước và vai trò tích cực của các doanh nghiệp viễn thông, internet, công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTT, Bộ TTTT cũng rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, thúc đẩy công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Trong Lĩnh vực Kinh tế số: Bộ TTTT đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê hoàn thiện dự thảo chính thức Thông tư của Bộ KH&ĐT ban hành Hệ thống chỉ tiêu kinh tế số gồm 5 nhóm chính với 56 chỉ tiêu cụ thể.

Bộ TTTT đã gửi dự thảo đề nghị các UBND Tỉnh nghiên cứu, góp ý cho dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số quốc gia. Đây là căn cứ quan trọng để các Địa phương tham khảo xây dựng các chỉ tiêu, phương án thống kê, đo lường kinh tế số của tỉnh/thành phố nhằm nhận diện, đo lường được sự phát triển kinh tế số và xã hội số của địa phương mình.

Trong lĩnh vực Báo chí, xuất bản:

a) Bộ TTTT đã làm tốt việc chỉ đạo, định hướng trong công tác tổ chức thông tin về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, công tác phòng, chống dịch COVID19.

b) Bộ TTTT đã ra mắt Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam: thẩm định, công bố, gắn nhãn tin giả, dán nhãn cảnh báo tin giả đối với các xu hướng thông tin chia sẻ, tương tác lớn có nội dung không chính xác; công bố thông tin xác thực; hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

c) Bộ TTTT đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam và xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam. d) Bộ TTTT đã tổ chức Hội chợ sách Online, Triển lãm sách Online để tạo ra thị trường mới, diễn đàn mới cho các nhà xuất bản trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Phương Mai (T/h)