Một số kết quả nổi bật trong hỗ trợ, phòng chống dịch covid-19 của ngành TTTT

16:09, 19/07/2021

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Báo cáo tóm tắt một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật 6 tháng đầu năm, định hướng 6 tháng cuối năm 2021 của ngành Thông tin Truyền thông.

Bộ TTTT đã phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, sàn TMĐT giới thiệu, tiêu thụ nông sản; cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các địa phương có dịch. Bộ TTTT đã chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các DNBC và sàn TMĐT tham gia hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản và đặc sản vải thiều Thanh Hà của Hải Dương. Kết thúc chiến dịch đã hỗ trợ tiêu thụ được 100 tấn nông sản (rau củ quả các loại), hơn 9.000 con gà và 400.000 trứng, 187 hộ nông dân đã tham gia sàn TMĐT, trở thành nhà cung cấp vải với sản lượng đạt gần 300 tấn.

Bộ TTTT đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp với tỉnh Bắc Giang trong việc hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân. Chỉ trong thời gian ngắn, Tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả khá ấn tượng:

  • Tổng lượng vải thiều tiêu thụ qua 02 Sàn Postmart và Vỏ sò: 8.280 tấn.

  • Tổng giá trị nông sản giao dịch trên Sàn TMĐT: 248.3 tỷ VNĐ

  • Tổng lượng truy cập mục Vải thiều Bắc Giang trên 2 sàn: 9.358 triệu lượt

  • Tổng sản lượng xuất khẩu: 136,25 tấn (Châu Âu, Nhật Bản, Úc…). Đây là lần đầu tiên có sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành và các Địa phương trong việc thúc đẩy thực hiện hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản thông qua các sàn TMĐT.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có nông sản (vải thiều Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường Châu Âu theo mô hình "Thương mại điện tử xuyên biên giới" trên nền tảng TMĐT Make in Viet Nam.

Bộ TTTT đã phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, sàn TMĐT giới thiệu, tiêu thụ nông sản; cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các địa phương có dịch.

Bộ TTTT đã chỉ đạo các DNBC cung ứng hàng hóa thiết yếu qua mạng bưu chính để phục vụ người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận bị ảnh hưởng bởi giãn cách và dịch bệnh, kết quả:

  • Các DNBC đã triển khai 215 điểm bán hàng bình ổn tại TP.HCM (VNP 181 điểm, VTP 34 điểm) giảm tải cho hệ thống siêu thị, tránh lây nhiễm chéo.

  • Triển khai hình thức bán hàng lưu động tại địa chỉ thông qua hình thức đặt hàng được thực hiện bởi hơn 1000 bưu tá, nhân viên chi trả tại nhà....

  • Đẩy mạnh bán hàng không tiếp xúc thông qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Vosso.vn và qua điện thoại tại các điểm bán hàng bình ổn.

Bộ TTTT đã chỉ đạo các Sở TTTT, các DNVT thực hiện nhiều biện pháp tích cực hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, cụ thể:

  • Triển khai khảo sát, kết nối gần 9000 camera giám sát tại hơn 700 cơ sở cách ly của 60 tỉnh/thành trên toàn quốc;

  • Chỉ trong vòng 05 ngày từ 22-26/5, đã triển khai kết nối hơn 1300 camera tại 130 điểm cách ly tại tỉnh Bắc Giang;

  • Triển khai nhắn hơn 12 tỷ bản tin SMS nhằm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; ủng hộ Quỹ vắc-xin chống Covid-19 của Chính phủ và hỗ trợ nhiều địa phương trong vùng dịch.

  • Triển khai cài đặt âm thông báo đối với các cuộc gọi từ thuê bao di động nhằm phục vụ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt từ ngày 9/7/2021, triển khai cài đặt âm thông báo đối với tất cả cuộc gọi khởi phát từ thuê bao di động tại TP. Hồ Chí Minh.

  • Triển khai các hệ thống tiếp nhận hơn 2,5 triệu tin nhắn ủng hộ với gần 114 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin chống Covid-19 của Chính phủ chỉ trong 1 tháng.

Bộ TTTT đã thành lập Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid19 Quốc gia với các thành viên nòng cốt là Lãnh đạo các Đơn vị của Bộ TTTT, Bộ Y tế và các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Việt Nam. Trung tâm có nhiệm vụ điều phối, phối hợp, hỗ trợ các yêu cầu về kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức triển khai các biện pháp công nghệ cho các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, kết quả cụ thể:

Tất cả các hệ thống Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Quản lý vào ra bằng mã QR, Thông tin phản ánh, báo cáo dịch bệnh của tất cả các ứng 5 dụng phòng, chống Covid-19 (Bluezone, VHD, NCOVI) đều đã được đồng bộ về Kho dữ liệu chung, phục vụ cho:

  • Cấp xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố; các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, nhà máy theo dõi, quản lý được số liệu trên địa bàn mình

  • Tổ truy vết tại Trung ương và địa phương tìm kiếm, truy vết các trường hợp lây nhiễm.

Hoàn thiện các hệ thống phòng dịch mới:

- Hệ thống quản lý ra vào các điểm công cộng bằng QR Code: phục vụ địa phương quản lý, giám sát các điểm kiểm dịch trên địa bàn.

- Hệ thống quản lý cách ly, Vòng tay thông minh, Camera AI: phục vụ cách ly tại nhà và khu tập trung.

- Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, Hệ thống quản lý hỗ trợ xét nghiệm Covid-19: phục vụ nhu cầu xét nghiệm, tiêm chủng cho người dân trên phạm vi cả nước.

Phương Mai (T/h)