Những cách dễ để bảo vệ điện thoại Android
09:18, 26/09/2013
Điện thoại Android là mục tiêu hấp dẫn cho những tên trộm và tin tặc. Tuy nhiên, bạn có thể tự vệ bằng cách thực hiện một số bước và biện pháp phòng ngừa sau.
Nhìn vào các quyền được cho phép (permission) có thể cho bạn biết rất nhiều về ứng dụng.
Quyền được cho phép (permission) của ứng dụng là sự phòng thủ đầu tiên chống lại malware. Mỗi khi cài đặt ứng dụng, bạn sẽ thấy một cửa sổ pop-up liệt kê tất cả những gì của điện thoại mà ứng dụng được thiết kế để truy cập. Trong khi hầu hết mọi người bỏ qua cửa sổ pop-up này một cách vô thức và tiếp tục cài đặt, đôi khi nó rất đáng để khám phá xem, ứng dụng bạn đã tải về này sẽ sử dụng những dịch vụ nào, có thể khiến bạn mất tiền hay ảnh hưởng tới sự riêng tư hay không.
Trước đây, đọc hiểu các permission của ứng dụng là hơi khó, nhưng những phiên bản mới của Android khiến cho việc hiểu chúng dễ dàng hơn một chút. Bạn có thể chạm vào từng permission để tìm hiểu thêm và đưa ra quyết định tốt hơn. Thật không may, bạn không thể chọn chỉ chấp nhận một vài permission, vì vậy nếu ứng dụng muốn truy cập vào cái gì đó hơi nhay cảm, bạn phải chấp nhận tất cả yêu cầu của nó hoặc là tìm một ứng dụng khác.
2. Chỉ tải về (download) ứng dụng từ cửa hàng Play Store
Bạn có thể cài đặt, chạy bất cứ phần mềm Android nào bạn thích trên smartphone. Tuy vậy, có một thực tế khắc nghiệt là tải về và cài đặt các ứng dụng ngẫu nhiên tìm thấy trên Internet có thể dẫn đến rắc rối - ngay cả khi bạn đang rất cảnh giác .
Play Store có thể không có tất cả những ứng dụng “sáng láng”, nhưng đều đã được Google loại bỏ “cặn bã”.
Mặc dù trong quá khứ, cửa hàng Google Play Store có chứa nhiều ứng dụng độc hại nhưng Google đã thực hiện làm sạch hầu hết các “phần tử hạ lưu” này. Tuy Google Play Store không đáng tin cậy như App Store của Apple nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Ngược lại, tải về ứng dụng từ một website ngẫu nhiên trên Internet sẽ mở dữ liệu - thậm chí là cả ví của bạn - cho tất cả các loại malware. Các ứng dụng Android nổi tiếng là dễ “vọc”, và tin tặc có thể sử dụng lại những ứng dụng phổ biến như Snapchat, Tinder để phân phối malware di động mà bạn không biết .
Bạn có thể tìm thấy một số ít cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba có uy tín, chẳng hạn như Amazon App Store hoặc F-Droid.
3. Cài đặt bộ phần mềm bảo mật
Nếu đang thực sự lo lắng về malware, bạn nên cài một bộ phần mềm bảo mật cho điện thoại của mình. Tìm kiếm với từ khóa “security” trên Play Store của Google trả về vài ngàn kết quả. Chúng tôi khuyên bạn nên tải về Lookout Mobile Security hoặc TrustGo Mobile Security - 2 ứng dụng được trung tâm thử nghiệm chống virus độc lập AV-Test xếp hạng khá cao về các tính năng và khả năng bắt malware.
Lookout và các ứng dụng bảo mật khác thường làm nhiều hơn là chỉ quét điện thoại để tìm virus.
Ngoài cảnh báo về các ứng dụng độc hại, ứng dụng bảo mật thường cung cấp cho bạn nhiều chức năng khác. Phần lớn các bộ phần mềm bảo mật di động cung cấp nhiều cách để sao lưu điện thoại, một số thì có thể giúp bạn xác định vị trí, khóa và xóa điện thoại bị đánh cắp từ xa.
4. Khóa điện thoại lại
Đặt mã PIN hoặc Pattern trên điện thoại để khóa nó lại là 2 trong những cách dễ nhất để đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn. Làm như vậy sẽ khiến những người bạn tò mò không đọc được tin nhắn của bạn, làm cho bọn trộm khó xóa dữ liệu và bán lại điện thoại hơn.
Android có sẵn một số màn hình khóa, nhưng dùng mã PIN là an toàn nhất.
Bạn có thể thiết lập màn hình khóa trên điện thoại của mình bằng cách vào Settings > chọn tùy chọn Security & Screen Lock. Lưu ý rằng, những kẻ tấn công và rình mò có thể phá khóa Pattern bằng cách lần theo những vệt mà bạn để lại trên màn hình, do đó dùng mã PIN là cách an toàn nhất.
Bạch Nam Anh