Phát triển Trí tuệ nhân tạo cần bắt đầu tư các ứng dụng nhỏ nhất

15:21, 08/10/2021

Mọi cơ hội và thách thức luôn luôn đi cùng với nhau, chúng ta phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, từ các ứng dụng nhỏ nhất. Nếu chúng ta cứ chờ đợi cho một cơ hội hoàn chỉnh cho Trí tuệ nhân tạo thì khó bứt phá và phát triển được nếu không có những bước đi đầu tiên.

Chiều 7/10 tại buổi toạ đàm "Hợp tác và kết nối phát triển cộng đồng AI" các diễn giả là nhà khoa học, công nghệ đã chia sẻ những câu chuyện về hợp tác và kết nối cộng đồng phát triển cộng đồng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về nghiên cứu và phát triển AI tới năm 2030.

Thời gian vừa qua, Đà Nẵng đã triển khai rất thành công SmartCity, cho ý kiến về việc kết nối phát triển cộng đồng AI, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã chia sẻ những giải pháp mà Đà Nẵng đã thực hiện phối hợp với các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp.

Đà Nẵng cũng không phải ngoại lệ trong quá trình triển khai giai đoạn trong việc xây dựng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, kế tiếp là thành phố thông minh. Gần đây, chúng ta đặt ra vấn đề đối với chuyển đổi số. Với Đà Nẵng, việc xây dựng và đưa ra một kiến trúc chung tôi cho là hết sức cần thiết. Trong quá trình xây dựng một kiến trúc chung như vậy, đối với TP Đà Nẵng ngoài vấn đề chính sách thì chúng tôi xoay quanh 3 trục của 1 tam giác. Đó là hạ tầng, dữ liệu và thông minh. Có thể trong từng thời điểm tam giác lệnh ở 1 cạnh nào đó. Và sau cùng là đảm bảo mục tiêu chúng ta đạt đến tam giác đều và đi đến mục đích. Hiện nay, với Đà Nẵng về hạ tầng, dữ liệu và thông minh trong đó có phần về Trí tuệ nhân tạo.

Với Đà Nẵng trong thời gian vừa qua, về nguồn lực dựa trên nguồn lực của các doanh nghiệp, các trường đại học. Trong đó có trường Đại học Đà Nẵng, khoa CNTT của Đại học Bách khoa và Đại học Duy Tân. Với nguồn nhân lực như vậy, trong quá trình triển khai bên cạnh các trường đại học thì vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ hết sức quan trọng. Rõ ràng, việc ứng dụng của Đà Nẵng trong thời gian vừa qua, thẳng thắn nhìn nhận vai trò của doanh nghiệp lớn có đóng góp không nhiều.

Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và triển khai tính thông minh của TP Đà Nẵng có thể thấy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ hết sức quan trọng. Chúng tôi đi từ những ứng dụng bé nhỏ, ví dụ như xây dựng gốc rễ đối với việc hướng dẫn người dân cải cách hành chính. Chúng tôi đã xây dựng một dữ liệu đến nay gần 5 triệu bản ghi để phục vụ Data Set và hỗ trợ người dân trong cải cách hành chính. Hoặc khi chúng tôi xây dựng nhận dạng giọng nói phục vụ cho văn phòng không giấy trong các cuộc họp của UBND TP cũng như HĐND và các cơ quan chính trị. Hầu như sau cuộc họp khoảng 15 phút là chúng tôi có biên bản cuộc họp.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng trong vấn đề nhận dạng ra vào và tập hợp các cơ sở dữ liệu như hiện nay không đợi từ các cơ sở dữ liệu lớn. TP Đà Nẵng thông qua các ứng dụng của mình thu thập dữ liệu. Chúng tôi có trên 526 cột dữ liệu cho hoạt động quản lý, quản trị của thành phố. Từ phía Sở TT&TT, trong quá trình triển khai với thành phố thông minh chúng tôi cũng tranh thủ các nguồn lực phát triển từ Trung ương. Chúng tôi thành lập các Hội đồng tư vấn chuyển đổi số bao gồm các chuyên gia. Trong đó có Giáo sư Thuỷ cũng là một trong những thành viên của Hội đồng. Trong kế hoạch, trong từng chương trình của chúng tôi đều lấy ý kiến từ các chuyên gia để lồng ghép, giải quyết các vấn đề, làm cơ sở để Sở TT&TT tham mưu cho UBND TP để quyết định.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đang chia sẻ cùng các diễn giả tại toạ đàm "Hợp tác và kết nối phát triển cộng đồng AI".

Trong quá trình triển khai chúng tôi có mấy vấn đề, đề xuất được nêu ra để các diễn giả và các chuyên gia tháo gỡ đối với việc nghiên cứu và triển khai Trí tuệ nhân tạo.

Thứ nhất, hiện nay quá trình triển khai về thành phố thông minh cũng như ứng dụng TTNT thì tính giữa chính sách và nhân lực, tính định hướng không mang tính đồng bộ. Việc phối hợp để xây dựng chính sách cũng như xây dựng các nguồn nhân lực dành một sự đồng khiết để xác minh xây dựng mục tiêu.

Ví dụ, khi triển khai các ứng dụng thông minh liên quan về TTNT thì hầu như chúng ta dùng định mức của ứng dụng CNTT. Chúng ta không có định mức để đánh giá các sản phẩm đó. Đó là sản phẩm mang tính chất hàm tượng về chất lượng cao trong đó có TTNT. Quá trình của chúng ta từ ứng dụng CNTT sau đó chuyển sang thông minh rồi sang chuyển đổi số. Rõ ràng về bước đi của chúng ta, đặc biệt về chính sách tài chính không theo kịp. Chính những điều này làm cho những sản phẩm như TTNT không tạo ra được thị trường. Chúng ta thấy rằng, dù có nghiên cứu cái gì đi chăng nữa thì thị trường vẫn là yếu tố quyết định cho sự phát triển.

Thứ hai, là về vấn đề dữ liệu mở. Hiện nay, làm sao để có một bộ ban ngành nào đó về dữ liệu mở mà tính chất lượng tốt còn hơn chúng ta mở ra nhưng tính chất lượng không đạt theo kỳ vọng. Nếu chất lượng dữ liệu đó không tốt thì rõ ràng doanh nghiệp vừa và nhỏ không định hướng được đối với việc phát trển và sản phẩm không có sự chất lượng. Việc đưa vào một số ứng dụng, ví dụ ứng dụng nhận dạng của chúng ta có các Data Set cho tay và nhận dạng của tay. Nhưng đó mang tính chất nhận dạng theo cơ thể học, nhân chủng học. Đối với người Việt Nam, hầu như chúng ta không có cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc nhận dạng. Chính điều này làm cho các sẩn phẩm của chúng ta không phát triển được.

Chúng tôi cho rằng, vai trò của nhà trường, vai trò của Hiệp hội để làm sao tạo dữ liệu mở và mở dữ liệu đó nhằm tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển. Tôi không nghĩ rằng có bất cứ một nền tảng nào để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ở trên. Chúng ta đang trong giai đoạn nghiên cứu. Do vậy, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Viettel, FPT cũng chưa nghĩ đến việc mở dữ liệu để các doanh nghiệp khác phát triển. Nhưng vai trò mở dữ liệu để cho các doanh nghiệp khác phát triển là chúng ta cần phải làm.

Từ phía các đơn vị địa phương và các bộ ngành cần đặt hàng các bài toán liên quan các ứng dụng, có như thế mới tạo ra được thị trường. Còn nếu các doanh nghiệp không thấy được thị trường, không thấy được ứng dụng thì rất là khó.

Mọi cơ hội và thách thức luôn luôn đi cùng với nhau, chúng ta phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Từ các ứng dụng của Đà Nẵng phục vụ cho giai đoạn phòng, chống dịch chúng tôi cho rằng cần bắt đầu từ các ứng dụng nhỏ nhất. Nếu chúng ta cứ chờ đợi cho một cơ hội hoàn chỉnh cho TTNT thì khó bứt phá và phát triển được nếu không có những bước đi đầu tiên.

Khôi Nguyên