Ra mắt trang thông tin điện tử hệ thống dữ liệu không gian dân số
Sáng 9/12, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức công bố trang thông tin điện tử hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển (gis.gso.gov.vn).
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa
- Rò rỉ dữ liệu hơn 1 triệu khách hàng WordPress do sự cố của GoDaddy
- Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD ký thỏa thuận hợp tác Bưu điện Việt Nam
- Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD ký thỏa thuận hợp tác Bưu điện Việt Nam
- Các địa phương sẽ tự trích xuất dữ liệu hành khách qua app PC-COVID
- Hóa đơn điện tử VNPT Invoice chính thức kết nối dữ liệu với Tổng cục Thuế
- Sẽ có Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan quản lý hàng thương mại điện tử
Hệ thống dữ liệu nhằm đưa toàn bộ thông tin liên quan đến các hộ dân cư và nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội lên bản đồ Việt Nam phục vụ nhu cầu nghiên cứu dân số, kinh tế, xã hội theo không gian.
Vào trang này, người dùng có thể quan sát bản đồ cả nước, tra cứu thông số về dân cư như: dân số, tỷ suất sinh, GDP, phụ nữ, trẻ em, cơ sở y tế, các kịch bản rủi ro thiên tai như ngập lụt, bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển. Thông tin được lấy trong 5 năm gần nhất (2016-2020) và sẽ tiếp tục được cập nhật hàng năm.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê cho biết, trang tin được xây dựng với ba mục tiêu. Đó là, số hóa bản đồ Việt Nam với dữ liệu thu thập được từ tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019 và tổng điều tra kinh tế năm 2021. Thông tin được số hóa và định vị GPS tạo thành kho dữ liệu giúp người dùng có thể tra cứu dễ dàng theo phân vùng địa lý đến cấp hành chính nhỏ nhất, gồm: bản đồ địa hình, hành chính, giao thông, mặt nước, cứu trợ thiên tai, cơ sở y tế.
Mục tiêu tiếp theo là tận dụng dữ liệu GPS của các hộ dân cư thu thập được từ tổng điều tra 2019 để từng bước xác định, rà soát đến kiểm tra địa bàn điều tra. Còn mục tiêu thứ ba là việc đưa dữ liệu lên không gian mạng khẳng định cam kết không ngừng đổi mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng.
Công bố “Trang thông tin điện tử Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển”.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đánh giá việc đưa dữ liệu từ tổng điều tra dân số lên không gian mạng là bước ngoặt của Việt Nam. "Tôi kỳ vọng hệ thống sẽ cung cấp cho các nhà lập chính sách, nhà nghiên cứu thông tin quan trọng về dân số, địa lý, dân cư trong mối tương quan với các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng", bà Naomi Kitahara cho biết.
Năm 2019, nhờ tối đa hóa ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các khâu trong Tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng cục Thống kê đã thu thập được số liệu về tọa độ địa lý của hơn 26 triệu hộ dân cư trên phạm vi cả nước. Đây là nguồn dữ liệu vô cùng quý giá và chưa từng có ở Việt Nam.
Để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn dữ liệu này, Tổng cục Thống kê đã xây dựng “Trang thông tin điện tử Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển” – https://gis.gso.gov.vn nhằm đưa toàn bộ thông tin liên quan đến các hộ dân cư và nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến người dân lên bản đồ Việt Nam phục vụ nhu cầu nghiên cứu dân số, kinh tế, xã hội theo không gian.
Trang thông tin điện tử hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia về thống kê và công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm, làm việc liên tục trong 3 tháng từ giai đoạn xác định nhu cầu đến xây dựng nội dung và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Trang web được phát triển và tích hợp trên phần mềm GIS Made in Vietnam, với đầy đủ dữ liệu hành chính được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng, chính xác, được trải qua hàng trăm giờ kiểm thử đảm bảo điều kiện hoạt động an toàn thông tin, toàn vẹn dữ liệu theo tiêu chuẩn ISO 27001:2013.
Trang thông tin điện tử hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển khẳng định sự cam kết không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo của ngành thống kê Việt Nam. Điều này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao trong công tác nghiên cứu, quản lý, chỉ đạo, điều hành, giám sát, đánh giá, xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dựa trên bằng chứng, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số.
PV (T/h)