Sinh viên CNTT tình nguyện vì cộng đồng
11:35, 30/07/2009
Ngày hè là lúc để những sinh viên có thể đem một phần tuổi trẻ của mình để làm giàu đẹp cho quê hương đất nước thông qua chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh (MHX). Nhịp Sống Số đã có ghi nhận về hoạt động sôi nổi này với đội hình tình nguyện Mùa Hè Xanh của khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính (tiền thân là khoa CNTT) thuộc trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong việc phổ cập tin học, xóa mù chữ, bên cạnh thi công những công trình tiêu biểu phục vụ cho cộng đồng.
Một CSTN đang đọc bản tin MHX - Ảnh: Võ Hồng Phúc
Tập trung chuyên môn phổ cập là chủ yếu
Năm nay, khoa KH&KTMT thực hiện chiến dịch tại xã An Nhơn và An Qui thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ở nơi mà trình độ tin học và xóa mù chữ được đặc biệt quan tâm từ chính quyền địa phương. Chiếc máy tính được xem là một thiết bị ít được sử dụng rộng rãi tại đây.
Nhiều học sinh chỉ biết máy tính thông qua phương tiền truyền hình và hình dung đây chỉ là một chiếc bị chơi game, lướt net hơn và dùng cho công việc học hành. Cả xã nhưng chỉ có 1 vài tiệm net trong con đường liên ấp với chiều rộng chưa tới 2m.
Công việc của chiến sĩ tình nguyện (CSTN) tại nơi đây ngoài việc xây dựng những công trình tiêu biểu như làm đường bê tông thì còn kiêm thêm những công việc phổ cập tin học cho mọi người. Theo đội trưởng Tuyết Mai thì năm nay, việc xóa mù và phổ cập tin học được chú trọng. Hàng ngày các CSTN phải vận động bà con cho con em đi ôn tập hè và kiêm luôn việc phổ cập tin học nếu có cho những hộ dân có máy tính. Đây cũng là lúc các CSTN đem những kiến thức đã học của mình để hướng dẫn lại cho các em.
Công việc của chiến sĩ tình nguyện (CSTN) tại nơi đây ngoài việc xây dựng những công trình tiêu biểu như làm đường bê tông thì còn kiêm thêm những công việc phổ cập tin học cho mọi người. Theo đội trưởng Tuyết Mai thì năm nay, việc xóa mù và phổ cập tin học được chú trọng. Hàng ngày các CSTN phải vận động bà con cho con em đi ôn tập hè và kiêm luôn việc phổ cập tin học nếu có cho những hộ dân có máy tính. Đây cũng là lúc các CSTN đem những kiến thức đã học của mình để hướng dẫn lại cho các em.
Các CSTN đang giúp bà con vận chuyển vật liệu làm đường bê tông - Ảnh: Võ Hồng Phúc
Điều kiện sinh hoạt khó khăn, ngay ở trường cấp 2 của xã cũng vẫn chưa phòng máy tính để thực hiện công việc này. “Nhiều lúc trong khi hướng dẫn và trả lời câu hỏi, mình phải mượn nhờ máy tính tiệm net để trả lời cho các em”, Mai cho biết thêm.
Tình nguyện vì cộng đồng
Năm nay, toàn đội có khoảng 30 CSTN thì một nửa trong số đó phục vụ cho công việc phổ cập kiến thức cho con em. Một nửa đi làm công trình làm đường bê tông liên ấp. Nhìn những CSTN học CNTT đi làm đường, nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Nhưng khi quay về chuyên môn thì lại rất vững vàng. Việc hỗ trợ qua lại giữa hai đội hình này được thực hiện khá thông suốt. Những chiếc máy tính được tận dụng khá tốt trong việc phổ cập và cả cho hoạt động cộng đồng. Những hình ảnh chụp được từ những sinh hoạt được các CSTN dùng những chương trình chuyên làm đĩa kèm nhạc tạo được sự bất ngờ cho bà con, mặc dù đó chỉ là một thủ thuật nhỏ. Hay như những đêm văn nghệ với bà con, những chiếc máy tính được sử dụng để chọn bài nhanh chóng và dùng những chương trình DJ khá ấn tượng, làm ấm tình bà con và chiến sĩ.
Về mặt thông tin của chiến dịch thì Mai cho biết thêm, tận dụng laptop của các giám sát, các bạn gõ thông tin hoạt động để đưa vào bản tin MHX phát hàng tuần tới toàn CSTN cho toàn huyện. Những thông tin này được chuyển về bản tin thông qua Email để tiện cho việc trao đổi với ban chỉ huy chiến dịch.
Bên cạnh phổ cập kiến thức tin học, giao lưu bóng đá cũng được quan tâm - Ảnh: Võ Hồng Phúc
Một điều mà người viết bài nhận thấy ở những nơi đây là các CSTN nắm thông tin báo đài khá rõ. Khi được hỏi làm thế nào để có được những thông tin trên thì một CSTN tên Dũng cho biết, do sử dụng mạng Viettel được miễn phí dung lượng data hàng tháng nên vào những Website đọc báo để có thêm tin tức từ những chiếc điện thoại di động. Đội trưởng Mai còn có một thủ thuật khá hay là blog từ di động thông qua Facebook. Thế mới hiểu, ở những nơi điều kiện khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ mặc dù khá nhỏ, nhưng sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống.
Minh Định