"Tập quán" Internet và những hệ lụy khó lường
16:00, 25/03/2013
Internet đã trở thành môi trường sống thứ hai của con người, vì thế việc hình thành một lối sống Internet không phải là điều khó hình dung. Nhưng bên cạnh việc đem lại những tiện ích thì lối sống Internet cũng đang có không ít những biểu hiện tiêu cực, có thể dẫn tới những hệ lụy khó lường.
Hiện nay tập quán ngủ sớm - dậy sớm của người Việt đang chịu ảnh hưởng bởi cách sử dụng thời gian trên Internet. Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho thấy, tỷ lệ người dùng có truy cập Internet sau 22 giờ đến 24 giờ chiếm 77%, truy cập sau 24 giờ chiếm 50%; tỷ lệ người dùng Internet dưới 30 tuổi có thói quen thường xuyên dùng Internet sau 22 giờ là 78,2%, trong đó 42,8% thường xuyên truy cập sau 24 giờ đối với số người tham gia trả lời khảo sát.
Con số này có thể chưa đủ khái quát cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng cũng có thể phản ánh phần nào thực tế mới về sự thay đổi tập quán sử dụng thời gian. Đặc biệt là giới trẻ Việt Nam dưới 30 tuổi đang có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để ngủ ban ngày và sử dụng nhiều thời gian cho việc truy cập Internet ban đêm.
Theo phân tích của TS Huỳnh Văn Thông, Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), tỷ lệ thời gian hoạt động ban đêm nhiều hơn trên thế giới ảo có thể dần dần sẽ tác động và chuyển đổi chu kỳ ngủ - thức "kiểu chiền chiện" của người Việt trẻ sang chu kỳ "kiểu cú". Đặc biệt là giới trẻ dưới 30 tuổi.
Đại đa số hoạt động của xã hội người Việt Nam vẫn đang theo chu kỳ ngủ - thức "kiểu chiền chiện", ví dụ như giờ vào lớp học, bắt đầu làm việc, giờ nghỉ... Thực tế này khiến cho những người chịu ảnh hưởng của chu kỳ ngủ - thức "kiểu cú" sẽ bị chê trách vì hay xử lý "lệch pha" về thời gian. Nhiều học sinh, sinh viên hiện nay thường xuyên đến trường buổi sáng muộn giờ vì ngủ nướng hoặc trong trạng thái ngủ đêm do thức khuya lên mạng. Họ thường không đạt hiệu suất làm việc cao nhất vào buổi sáng - khoảng thời gian mà những người thuộc "kiểu chiền chiện" thường coi trọng và thường đạt hiệu suất làm việc cao hơn.
... đến những hệ lụy khó lường
Độ "lệch pha" về cách thức sử dụng thời gian trong ngày có thể gây nên một số vấn đề xã hội cụ thể, hình thành nên những vấn đề có tính xung đột văn hóa giữa xã hội "kiểu chiền chiện" và xã hội "kiểu cú". Nếu cân nhắc vấn đề này trên phương diện sức khỏe, nhận thấy có những ảnh hưởng lâu dài không tốt cho sức khỏe của thế hệ trẻ.
Chưa kể, nhiều người đang làm việc đa nhiệm trên Internet (multitasking), nhưng đây là kiểu đa nhiệm đồng thời (concurrent multitas king). Nghĩa là người làm việc trên mạng thường có xu hướng làm cùng lúc nhiều việc, mà phổ biến nhất là kiểu vừa làm việc, vừa giải trí, vừa giao tiếp. Đây là kiểu làm việc trở nên phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần của lối sống Internet hiện nay.
Theo nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, làm việc kiểu đa nhiệm có thể để lại những hậu quả khá phức tạp về hành vi giao tiếp xã hội của nhiều người có xu hướng này. Hậu quả dễ thấy nhất là sự suy giảm tương tác xã hội giao tiếp của những người này với những triệu chứng có liên quan đến "tự kỷ xã hội" (social autism).
Thực tế cho thấy những người này có những biểu hiện như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ngữ điệu và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác bị mất đi đáng kể trong hoạt động giao tiếp. Điều này phá vỡ sự gắn kết chung của con người thông qua hoạt động giao tiếp và thường gây thất vọng cho những bên liên quan. Sự suy giảm này khiến nhiều người thực sự thích giao tiếp bằng văn bản hơn, chẳng hạn giao tiếp qua email và tin nhắn chat.
Bên cạnh đó, nhóm người làm việc đa nhiệm đồng thời còn có biểu hiện thiếu kiểm soát cảm xúc và dễ bị phân tâm, khó có khả năng tập trung suy nghĩ do thường xuyên phải chuyển đổi suy nghĩ trong lúc làm việc. Khảo sát webcam 25 phiên trò chuyện với người làm việc đa nhiệm cho thấy, số lần trung bình những người này chuyển sự chú ý của ánh mắt và nét mặt là 102 lần trong 30 phút (3,4 lần/phút). Một tình trạng phân tán chú ý như thế, không ảnh hưởng đến hoạt động làm việc và giao tiếp nói chung...
"Có thể thấy, giới trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng thức khuya gia tăng rõ rệt do sử dụng Internet ban đêm. Đây cũng là thời gian mà giới trẻ dễ dàng rời bỏ những quy định của xã hội "định cư" ban ngày do người lớn kiểm soát để bước vào xã hội "du cư" của Internet để lướt web "tung hoành ngang dọc" trên phạm vi thế giới ảo. Thực tế trước mắt này dẫn đến sự thay đổi tập quán dậy sớm của người Việt vốn gắn với nếp sống cư dân vùng nắng nóng. Nó cũng hàm ẩn nhiều sự biến đổi về tâm tính văn hóa của các thế hệ người Việt tương lai mà có thể giờ đây chúng ta chưa lường hết được hệ quả cũng như hệ lụy", TS Huỳnh Văn Thông nhận định.
Hình mang tính minh họa. Nguồn: Internet
Ngủ - thức "kiểu cú"...Hiện nay tập quán ngủ sớm - dậy sớm của người Việt đang chịu ảnh hưởng bởi cách sử dụng thời gian trên Internet. Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho thấy, tỷ lệ người dùng có truy cập Internet sau 22 giờ đến 24 giờ chiếm 77%, truy cập sau 24 giờ chiếm 50%; tỷ lệ người dùng Internet dưới 30 tuổi có thói quen thường xuyên dùng Internet sau 22 giờ là 78,2%, trong đó 42,8% thường xuyên truy cập sau 24 giờ đối với số người tham gia trả lời khảo sát.
Con số này có thể chưa đủ khái quát cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng cũng có thể phản ánh phần nào thực tế mới về sự thay đổi tập quán sử dụng thời gian. Đặc biệt là giới trẻ Việt Nam dưới 30 tuổi đang có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để ngủ ban ngày và sử dụng nhiều thời gian cho việc truy cập Internet ban đêm.
Theo phân tích của TS Huỳnh Văn Thông, Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), tỷ lệ thời gian hoạt động ban đêm nhiều hơn trên thế giới ảo có thể dần dần sẽ tác động và chuyển đổi chu kỳ ngủ - thức "kiểu chiền chiện" của người Việt trẻ sang chu kỳ "kiểu cú". Đặc biệt là giới trẻ dưới 30 tuổi.
Đại đa số hoạt động của xã hội người Việt Nam vẫn đang theo chu kỳ ngủ - thức "kiểu chiền chiện", ví dụ như giờ vào lớp học, bắt đầu làm việc, giờ nghỉ... Thực tế này khiến cho những người chịu ảnh hưởng của chu kỳ ngủ - thức "kiểu cú" sẽ bị chê trách vì hay xử lý "lệch pha" về thời gian. Nhiều học sinh, sinh viên hiện nay thường xuyên đến trường buổi sáng muộn giờ vì ngủ nướng hoặc trong trạng thái ngủ đêm do thức khuya lên mạng. Họ thường không đạt hiệu suất làm việc cao nhất vào buổi sáng - khoảng thời gian mà những người thuộc "kiểu chiền chiện" thường coi trọng và thường đạt hiệu suất làm việc cao hơn.
... đến những hệ lụy khó lường
Độ "lệch pha" về cách thức sử dụng thời gian trong ngày có thể gây nên một số vấn đề xã hội cụ thể, hình thành nên những vấn đề có tính xung đột văn hóa giữa xã hội "kiểu chiền chiện" và xã hội "kiểu cú". Nếu cân nhắc vấn đề này trên phương diện sức khỏe, nhận thấy có những ảnh hưởng lâu dài không tốt cho sức khỏe của thế hệ trẻ.
Chưa kể, nhiều người đang làm việc đa nhiệm trên Internet (multitasking), nhưng đây là kiểu đa nhiệm đồng thời (concurrent multitas king). Nghĩa là người làm việc trên mạng thường có xu hướng làm cùng lúc nhiều việc, mà phổ biến nhất là kiểu vừa làm việc, vừa giải trí, vừa giao tiếp. Đây là kiểu làm việc trở nên phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần của lối sống Internet hiện nay.
Theo nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, làm việc kiểu đa nhiệm có thể để lại những hậu quả khá phức tạp về hành vi giao tiếp xã hội của nhiều người có xu hướng này. Hậu quả dễ thấy nhất là sự suy giảm tương tác xã hội giao tiếp của những người này với những triệu chứng có liên quan đến "tự kỷ xã hội" (social autism).
Thực tế cho thấy những người này có những biểu hiện như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ngữ điệu và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác bị mất đi đáng kể trong hoạt động giao tiếp. Điều này phá vỡ sự gắn kết chung của con người thông qua hoạt động giao tiếp và thường gây thất vọng cho những bên liên quan. Sự suy giảm này khiến nhiều người thực sự thích giao tiếp bằng văn bản hơn, chẳng hạn giao tiếp qua email và tin nhắn chat.
Bên cạnh đó, nhóm người làm việc đa nhiệm đồng thời còn có biểu hiện thiếu kiểm soát cảm xúc và dễ bị phân tâm, khó có khả năng tập trung suy nghĩ do thường xuyên phải chuyển đổi suy nghĩ trong lúc làm việc. Khảo sát webcam 25 phiên trò chuyện với người làm việc đa nhiệm cho thấy, số lần trung bình những người này chuyển sự chú ý của ánh mắt và nét mặt là 102 lần trong 30 phút (3,4 lần/phút). Một tình trạng phân tán chú ý như thế, không ảnh hưởng đến hoạt động làm việc và giao tiếp nói chung...
"Có thể thấy, giới trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng thức khuya gia tăng rõ rệt do sử dụng Internet ban đêm. Đây cũng là thời gian mà giới trẻ dễ dàng rời bỏ những quy định của xã hội "định cư" ban ngày do người lớn kiểm soát để bước vào xã hội "du cư" của Internet để lướt web "tung hoành ngang dọc" trên phạm vi thế giới ảo. Thực tế trước mắt này dẫn đến sự thay đổi tập quán dậy sớm của người Việt vốn gắn với nếp sống cư dân vùng nắng nóng. Nó cũng hàm ẩn nhiều sự biến đổi về tâm tính văn hóa của các thế hệ người Việt tương lai mà có thể giờ đây chúng ta chưa lường hết được hệ quả cũng như hệ lụy", TS Huỳnh Văn Thông nhận định.
Theo baotintuc.vn