Trải nghiệm Internet 3G ở Triều Tiên
17:00, 02/03/2013
Những thông điệp Twitter, những bức ảnh Instagram... đầu tiên đã bắt đầu được gửi đi qua mạng hết nối di động 3G Koryolink của Triều Tiên.
Nhà báo Jean Lee thuộc hãng thông tấn Mỹ AP đã kể về những trải nghiệm của ông khi sử dụng iPhone với mạng 3G ở đây:
"Khi lái xe qua Bình Nhưỡng, tôi sử dụng iPhone để chụp banner bên đường trong khi đồng nghiệp David Guttenfelder chụp một người đang đi dưới một cây cầu. Chúng tôi đăng ảnh lên Instagram và đánh dấu 'Pyongyang' (Bình Nhưỡng).
Đây là việc làm bình thường trong thế giới truyền thông xã hội, nhưng là một cuộc cách mạng ở Triều Tiên - đất nước đã đặt ra những điều luật nghiêm ngặt để quản lý hình ảnh và thông tin bị đưa ra ngoài cũng như nhập vào qua biên giới của họ.
Trước đây, luật lệ đối với du khách đến Triều Tiên rất khắc nghiệt. Trong chuyến xe buýt đi qua khu phi quân sự tới rìa thành phố Kaesong (Khai Thành) năm 2008, chúng tôi được nhắc nhở: không điện thoại, không ống kính dài, không chụp ảnh mà chưa được sự cho phép. Các tấm màn được kéo xuống ngăn chúng tôi nhìn ra ngoài khi đi dọc đất nước, nhưng qua các kẽ hở, chúng tôi có thể thấy những người lính đứng dọc bên đường với các lá cờ đỏ. Chúng tôi được cảnh báo rằng họ sẽ giương cờ lên và dừng xe để kiểm tra nếu phát hiện máy ảnh chĩa ra ngoài cửa sổ. Khi rời Triều Tiên, hải quan sẽ mở camera của du khách, xem từng ảnh để đảm bảo không ai mang ra ngoài những tấm hình không phù hợp.
Năm 2009, tôi không trình iPhone khi đi qua cửa hải quan mà giấu sâu trong túi, nhưng cũng không thoát. Không điện thoại, không danh bạ, không nhạc, như thể tôi bị đẩy khỏi thế giới hiện đại ở sân bay Sunan và bước vào thời tiền sử.
Cuối cùng, tôi và Guttenfelder thiết lập thói quen làm việc mới. Chúng tôi để điện thoại ở sân bay và mua điện thoại sử dụng SIM của nhà mạng Koryolink (hợp tác giữa Triều Tiên và Ai Cập) để kết nối 3G, nhưng không tải được dữ liệu. Chúng tôi mua iPod Touch để kết nối với thế giới bằng Internet ở khách sạn (dịch vụ dành cho du khách quốc tế).
Chúng tôi biết, trong tháng 1/2013, Triều Tiên sẽ có sự thay đổi. 'Hãy mang theo điện thoại của các ngài vào lần tới', một nhân viên kinh doanh Koryolink nói với tôi ở sân bay khi tôi chuẩn bị rời Triều tiên. Nhưng chúng tôi vẫn phải đợi ngày Koryolink chính thức cung cấp dịch vụ Internet di động. 'Sẽ sớm thôi", họ hứa hẹn.
Tuần trước, họ gọi cho tôi thông báo: Internet 3G đã được triển khai nhưng chỉ dành cho người nước ngoài (người dân Triều Tiên chưa được dùng dịch vụ). Tất cả những gì chúng tôi phải làm khi tới nước này trong tháng 2 là trình hộ chiếu, điền đơn, cung cấp số IMEI điện thoại và cài SIM của Koryolink. Nó khá đắt. Mỗi SIM giá tới 64 USD, giá cuộc gọi tới Thụy Sĩ chỉ 0,49 USD một phút nhưng tới Mỹ lại tận 8 USD một phút.
Sau khi trả phí 96 USD và gửi một tin nhắn kích hoạt dịch vụ, chúng tôi đợi biểu tượng 3G xuất hiện trên màn hình. Một lúc sau, tôi đã có thể gửi thông điệp lên Twitter. Các đồng nghiệp của tôi tại Triều Tiên theo dõi trong sự ngạc nhiên khi họ thấy tôi có thể duyệt web trên điện thoại.
Không phải người dân Triều Tiên nào cũng có điện thoại. Nếu có, họ dùng để gọi điện, chụp ảnh, nghẹ nhạc... Nhưng họ không thể duyệt Internet "quốc tế". Thế giới 'www' vẫn bị hạn chế. Các trường đại học có hệ thống mạng Intranet riêng và sinh viên có thể đọc e-mail của nhau, nhưng không thể gửi thư điện tử ra ngoài biên giới nước này.
Chủ tịch Kim Jong Un đang đẩy mạnh khoa học công nghệ và laptop bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong các văn phòng ở Triều Tiên. Máy tính bảng Samjiyon hợp tác giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã được bán tại một cửa hàng máy tính địa phương.
Nhà báo Jean Lee thuộc hãng thông tấn Mỹ AP đã kể về những trải nghiệm của ông khi sử dụng iPhone với mạng 3G ở đây:
"Khi lái xe qua Bình Nhưỡng, tôi sử dụng iPhone để chụp banner bên đường trong khi đồng nghiệp David Guttenfelder chụp một người đang đi dưới một cây cầu. Chúng tôi đăng ảnh lên Instagram và đánh dấu 'Pyongyang' (Bình Nhưỡng).
Triều Tiên qua các bức ảnh Instagram được gửi lên Internet bằng kết nối 3G.
Đây là việc làm bình thường trong thế giới truyền thông xã hội, nhưng là một cuộc cách mạng ở Triều Tiên - đất nước đã đặt ra những điều luật nghiêm ngặt để quản lý hình ảnh và thông tin bị đưa ra ngoài cũng như nhập vào qua biên giới của họ.
Trước đây, luật lệ đối với du khách đến Triều Tiên rất khắc nghiệt. Trong chuyến xe buýt đi qua khu phi quân sự tới rìa thành phố Kaesong (Khai Thành) năm 2008, chúng tôi được nhắc nhở: không điện thoại, không ống kính dài, không chụp ảnh mà chưa được sự cho phép. Các tấm màn được kéo xuống ngăn chúng tôi nhìn ra ngoài khi đi dọc đất nước, nhưng qua các kẽ hở, chúng tôi có thể thấy những người lính đứng dọc bên đường với các lá cờ đỏ. Chúng tôi được cảnh báo rằng họ sẽ giương cờ lên và dừng xe để kiểm tra nếu phát hiện máy ảnh chĩa ra ngoài cửa sổ. Khi rời Triều Tiên, hải quan sẽ mở camera của du khách, xem từng ảnh để đảm bảo không ai mang ra ngoài những tấm hình không phù hợp.
Năm 2009, tôi không trình iPhone khi đi qua cửa hải quan mà giấu sâu trong túi, nhưng cũng không thoát. Không điện thoại, không danh bạ, không nhạc, như thể tôi bị đẩy khỏi thế giới hiện đại ở sân bay Sunan và bước vào thời tiền sử.
Cuối cùng, tôi và Guttenfelder thiết lập thói quen làm việc mới. Chúng tôi để điện thoại ở sân bay và mua điện thoại sử dụng SIM của nhà mạng Koryolink (hợp tác giữa Triều Tiên và Ai Cập) để kết nối 3G, nhưng không tải được dữ liệu. Chúng tôi mua iPod Touch để kết nối với thế giới bằng Internet ở khách sạn (dịch vụ dành cho du khách quốc tế).
Chúng tôi biết, trong tháng 1/2013, Triều Tiên sẽ có sự thay đổi. 'Hãy mang theo điện thoại của các ngài vào lần tới', một nhân viên kinh doanh Koryolink nói với tôi ở sân bay khi tôi chuẩn bị rời Triều tiên. Nhưng chúng tôi vẫn phải đợi ngày Koryolink chính thức cung cấp dịch vụ Internet di động. 'Sẽ sớm thôi", họ hứa hẹn.
Tuần trước, họ gọi cho tôi thông báo: Internet 3G đã được triển khai nhưng chỉ dành cho người nước ngoài (người dân Triều Tiên chưa được dùng dịch vụ). Tất cả những gì chúng tôi phải làm khi tới nước này trong tháng 2 là trình hộ chiếu, điền đơn, cung cấp số IMEI điện thoại và cài SIM của Koryolink. Nó khá đắt. Mỗi SIM giá tới 64 USD, giá cuộc gọi tới Thụy Sĩ chỉ 0,49 USD một phút nhưng tới Mỹ lại tận 8 USD một phút.
Sau khi trả phí 96 USD và gửi một tin nhắn kích hoạt dịch vụ, chúng tôi đợi biểu tượng 3G xuất hiện trên màn hình. Một lúc sau, tôi đã có thể gửi thông điệp lên Twitter. Các đồng nghiệp của tôi tại Triều Tiên theo dõi trong sự ngạc nhiên khi họ thấy tôi có thể duyệt web trên điện thoại.
Không phải người dân Triều Tiên nào cũng có điện thoại. Nếu có, họ dùng để gọi điện, chụp ảnh, nghẹ nhạc... Nhưng họ không thể duyệt Internet "quốc tế". Thế giới 'www' vẫn bị hạn chế. Các trường đại học có hệ thống mạng Intranet riêng và sinh viên có thể đọc e-mail của nhau, nhưng không thể gửi thư điện tử ra ngoài biên giới nước này.
Chủ tịch Kim Jong Un đang đẩy mạnh khoa học công nghệ và laptop bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong các văn phòng ở Triều Tiên. Máy tính bảng Samjiyon hợp tác giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã được bán tại một cửa hàng máy tính địa phương.
Theo vnexpress.net