Tràn lan nhãn hàng quảng cáo trên các game lậu không phép
Hiện tượng nhiều nhãn hàng bỏ tiền quảng cáo trên các game lậu đã khiến những hoạt động bất hợp pháp này có dấu hiệu gia tăng.
Vừa qua, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông đã gửi yêu cầu Apple gỡ bỏ hơn 40 game lậu không phép đang hoạt động tại Việt Nam.
Mặc dù cơ quan chức năng đã thường xuyên xử lý và gửi yêu cầu Apple hay Google gỡ bỏ các game lậu thế nhưng các game không phép vẫn mọc lên như nấm.
Việc để xảy ra tình trạng tràn lan những trò chơi điện tử có hình ảnh bạo lực, giết chóc xuất hiện nhiều đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của giới trẻ.
Bà Hoàng Thị Anh Thư - Phó Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: "Vài năm trở lại đây, game lậu, game không phép xuất hiện trên Internet rất nhiều. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng chuyển để bóc gỡ khỏi Google và Apple lên đến vài trăm game".
Mặc dù những thương hiệu lớn nhưng lại quảng cáo trên các ứng dụng trò chơi điện tử trái phép. Dù pháp luật chưa giới hạn không gian quảng cáo trên các nên tảng. Thế những, nếu các nhãn hàng quảng cáo thương hiệu của mình trên các nền tảng bất hợp pháp sẽ có rất nhiều rủi ro.
Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin Truyền thông đã gửi yêu cầu Apple gỡ bỏ hơn 40 game lậu không phép đang hoạt động tại Việt Nam.
Một lưu ý mà các luật sư đưa ra, các doanh nghiệp cần phải lưu ý khi ký hợp đồng quảng cáo, không phải cứ nhiều lượt kích, nhiều lượt like là sẽ nổi tiếng. Đôi khi việc này lại mang lại tác dụng ngược.
Chính vì vậy, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã nhiều lần kêu gọi và yêu cầu các nhãn hàng phải kiểm soát quảng cáo của mình. Tuy nhiên, mỗi khi cần xử lý thì việc triệu tập các đơn vị này cũng rất khó khăn.
Thay vì tiếp tay cho những hoạt động bất hợp pháp, các nhãn hàng cần tỉnh táo lựa chọn phương tiện truyền thông để không chỉ những có lượt xem chất lượng mà còn được pháp luật bảo vệ, người tiêu dùng tin tưởng.
P.V