Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh công nghệ quốc gia như thế nào?
Bất chấp các hạn chế khắt khe do Mỹ và châu u áp đặt, Trung Quốc hiện vẫn là một trong những siêu cường công nghệ hàng đầu thế giới nhờ một loạt sáng kiến tập trung vào con người và hạ tầng…
Bất chấp những kìm hãm từ bên ngoài, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng - Ảnh minh họa.
Năm 2017, Trung Quốc từng tuyên bố sẽ trở thành trung tâm đổi mới AI lớn nhất thế giới vào năm 2030. Và hiện nay, quốc gia này đang đứng thứ hai trên toàn cầu về năng lực phát triển AI. Số lượng doanh nghiệp AI tại Trung Quốc hiện đã vượt qua 4.400 doanh nghiệp, theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) của Trung Quốc.
Không chỉ trí tuệ nhân tạo, tờ Global Times cũng đánh giá lĩnh vực năng lượng máy tính, công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn của quốc gia tỷ dân cũng đạt nhiều tiến bộ đáng kể và có thể xếp vào nhóm các quốc gia hàng đầu trên toàn thế giới về phát triển những công nghệ này.
Vào cuối năm 2023, số lượng trạm gốc 5G của Trung Quốc đạt 3.377 triệu trạm, đảm bảo hoạt động của cơ sở hạ tầng mạng quốc gia. Số lượng người dùng điện thoại di động 5G của Trung Quốc đã đạt 805 triệu người trên toàn quốc và sản lượng kinh tế trực tiếp do 5G thúc đẩy đạt 1,86 nghìn tỷ nhân dân tệ (261,20 tỷ USD) vào năm 2023.
CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC NHÓM NGÀNH STEM
Theo tờ Business Standard, tỷ lệ sinh viên theo học chuyên ngành khoa học, toán học và kỹ thuật tại Trung Quốc cao hơn hẳn so với các quốc gia lớn khác. Và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng dưới nỗ lực đầu tư và chú trọng phát triển của chính phủ nước này.
Động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ Trung Quốc là sự cạnh tranh giữa các công ty tư nhân của quốc gia này. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc làm việc chăm chỉ hơn, luôn đổi mới và phát triển các giải pháp độc đáo để giành thị phần thậm chí là vươn sức ảnh hưởng ra ngoài thế giới.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết phần lớn sinh viên đại học của họ theo học chuyên ngành toán, khoa học, kỹ thuật. Và 3/4 số nghiên cứu sinh tiến sĩ của Trung Quốc cũng thuộc những chuyên ngành này. Trong khi đó tại Mỹ chỉ có 1/5 sinh viên đại học và một nửa tiến sĩ của Mỹ theo học nhóm ngành này.
Chính phủ Trung Quốc luôn xác định đào tạo và giáo dục khoa học là một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu của đất nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Huai Jinpeng cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện một chiến lược quốc gia để bồi dưỡng những tài năng hàng đầu.
Theo Viện Chính sách Chiến lược Úc, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc dẫn đầu thế giới về xuất bản các bài báo cáo 52 trong số 64 công nghệ quan trọng.
THU HÚT CÔNG NGHỆ VÀ KIẾN THỨC TỪ CÁC ÔNG LỚN NƯỚC NGOÀI
Việc thu nhập và điều kiện sống ở Trung Quốc ngày càng được nâng cao đã thu hút các nhà khoa học được đào tạo ở phương Tây hay có kinh nghiệm làm việc ở các công ty công nghệ hàng đầu châu Âu hay Mỹ chọn trở về Trung Quốc lập nghiệp.
Chính phủ Trung Quốc cũng triển khai nhiều chương trình khuyến khích tài năng để kêu gọi các nhân tài từ nước ngoài quay về đóng góp cho quốc gia. Các chương trình này trao tặng danh hiệu danh dự và cung cấp những đặc quyền về thị thực, mức lương và tài trợ nghiên cứu cho những người từ nước ngoài trở về để họ có đủ tiềm lực để phát triển sự nghiệp. Trong giai đoạn 2008–2018, Trung Quốc đã kêu gọi thành công 7.000 nhân tài trở về đóng góp cho sự phát triển của quốc gia.
Một kỹ sư hàng đầu của Trung Quốc từng nói về trung tâm đổi mới ở phía nam Trung Quốc – Thâm Quyến: "Thành phố này sẽ không phát triển như thế này nếu không có tất cả những người trở về từ Thung lũng Silicon. Thâm Quyến đang thay đổi Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đang định hình Thâm Quyến".
CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NGÀY CÀNG KHỐC LIỆT
Theo German Council on Foreign Relations, một tổ chức tư vấn của Đức, động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ Trung Quốc là sự cạnh tranh giữa các công ty tư nhân của quốc gia này.
Trong số năm công ty phần mềm lớn nhất của Trung Quốc, gồm Huawei, JD.com, China Mobile, Alibaba và Tencent, chỉ có China Mobile là công ty nhà nước. Bốn công ty còn lại đều do các doanh nhân tư nhân thành lập - Tencent với sự hỗ trợ của vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc làm việc chăm chỉ hơn, luôn đổi mới và phát triển các giải pháp độc đáo để giành thị phần thậm chí là vươn sức ảnh hưởng ra ngoài thế giới.
Mặc dù Trung Quốc có khoảng 300 công ty sản xuất xe điện ở Trung Quốc, nhưng chỉ một số ít công ty nổi bật. Tuy nhiên, những công ty này thậm chí còn đang dẫn đầu thị trường toàn cầu. Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 60% sản lượng xe điện toàn cầu và hơn 80% các tấm pin mặt trời.