Vaccine Covid Nga cho hiệu quả cao ngừa biến thể Delta
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học Gamaleya đã công bố kết quả nghiên cứu mới về vaccine Sputnik Light phòng COVID-19 loại dùng 1 liều duy nhất.
- Nga sẽ thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi
- Việt Nam tiếp nhận lô vắc xin Sputnik V đầu tiên
- Thủ tướng giao Bộ Y tế hỗ trợ công ty dược tư nhân mua vaccine Sputnik V
- Việt Nam công bố sản xuất thành công lô vắc xin phòng COVID019 Sputnik V đầu tiên
- Việt Nam đã sản xuất thử nghiệm lô vaccine Covid-19 Sputnik-V đầu tiên
- Lô vắc xin ngừa COVID-19 Sputnik V đầu tiên sản xuất tại Việt Nam
Đại diện RDIF cho biết vaccine Sputnik Light một liều do Nga sản xuất cho hiệu quả phòng lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 là 70% trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm tuổi dưới 60, hiệu quả bảo vệ của vaccine là hơn 75%. Hiệu quả ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng và nhập viện "thậm chí còn cao hơn".
Ngoài ra, theo RDIF, hiệu quả trước biến thể Delta khi Sputnik Light được sử dụng làm liều tăng cường cho các loại vaccine khác là tương đương với hiệu quả của vaccine Sputnik V, theo đó giảm 83% nguy cơ lây nhiễm và hơn 94% nguy cơ nhập viện.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở số liệu thu được ở Moskva vào tháng 7 năm nay với khoảng 28.000 người được tiêm Sputnik Light so với nhóm 5,6 triệu người Nga chưa tiêm chủng.
Vaccine Sputnik Light phòng COVID-19 của Nga.
Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Trung tâm Gamaleya, ông Alexander Gintsburg cho biết việc tiêm nhắc lại Sputnik Light sẽ kéo dài khả năng bảo vệ miễn dịch ngừa virus SARS-CoV-2 ít nhất 6 tháng và loại vaccine này có thể sử dụng làm mũi tiêm tăng cường cho bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào.
RDIF cũng cung cấp kết quả các nghiên cứu ở nước ngoài về Sputnik Light. Theo đó tại Argentina, Cơ quan Y tế tỉnh Buenos Aires cho biết hiệu quả bảo vệ của Sputnik Light đối với người cao tuổi là 78,6 - 83,7%. Ở Paraguay, hiệu quả bảo vệ đánh giá dựa trên chương trình tiêm chủng đại trà là 93,5%.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đang được tiến hành ở Argentina để đánh giá tác động của Sputnik Light khi sử dụng cùng với các vaccine khác của AstraZeneca, Sinopharm và Moderna. Dữ liệu sơ bộ cho thấy việc sử dụng kết hợp các loại vaccine này là an toàn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Sputnik Light là một thành phần của vaccine hai liều Sputnik V (dựa trên loại huyết thanh adenovirus 26 ở người rAd26). Sau khi đăng ký ngày 6/5 tại Nga, vaccine này đã được nhiều nước cấp phép sử dụng. Bahrain đã bắt đầu sử dụng Sputnik Light làm liều tăng cường của vaccine Pfizer/Biontech để tiêm cho người dân. Trong khi đó, Sputnik V đã được cấp phép tại 70 quốc gia. |
PV (T/h)