Việt Nam đứng 12 thế giới về các hoạt động tấn công đe doạ mạng

10:39, 21/05/2014

Báo cáo về Hiện trạng các mối đe dọa bảo mật Internet là bản báo cáo thường niên do Symantec tập hợp, phân tích và thường được công bố sau khi quá trình xử lý dữ liệu hoàn tất vào cuối quý 2 của năm tiếp theo. Trong bản báo cáo lần này, Việt Nam được đề cập đến như một điểm nóng khi thứ hạng các mối đe dọa bảo mật tại Việt Nam tăng lên xếp hạng 12 trên toàn cầu.

Bản báo cáo về Hiện trạng các mối đe dọa bảo mật Internet cho thấy trong năm 2013, tổng số các vụ rò rỉ dữ liệu trên toàn cầu tăng lên 62% so với năm trước, hơn 552 triệu định danh người dùng bị lộ ra ngoài – điều này cho thấy vấn đề tội phạm trực tuyến thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với người dùng cuối và các doanh nghiệp trên toàn cầu. 

Đây là bản báo cáo thường niên do Symantec tập hợp và phân tích và thường được công bố sau khi xử lý dữ liệu hoàn tất vào cuối quý 2 của năm tiếp theo. Trong bản báo cáo lần này, Việt Nam được đề cập đến như một điểm nóng khi thứ hạng các mối đe dọa bảo mật tại Việt Nam tăng lên xếp hạng 12. Các mối đe dọa bảo mật tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong năm qua do tội phạm mạng liên tục đổi mới và cải thiện những phương thức tấn công, doanh nghiệp trên toàn cầu cũng như tại thị trường Việt Nam.

Trước tình trạng quy mô và phạm vi của các vụ rò rỉ dữ liệu trên toàn cầu hiện đang bùng nổ ở mức độ nghiêm trọng hơn khiến cho niềm tin cũng như danh tiếng của các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị đe dọa và ngày càng ảnh hưởng tới những thông tin cá nhân của người dùng – từ số thẻ tín dụng, hồ sơ y tế tới mật khẩu và những thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng. Trong số 8 vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất năm 2013 thì mỗi vụ rò rỉ dữ liệu này khiến cho hàng chục triệu bản ghi dữ liệu bị lấy cắp. Trong khi đó, năm 2012 chỉ có một vụ rò rỉ dữ liệu duy nhất đạt đến ngưỡng đó.   

Mặc dù lưu lượng dữ liệu tăng nhanh trên các thiết bị thông minh, các ứng dụng và những dịch vụ trực tuyến đang rất lôi cuốn tội phạm mạng, các doanh nghiệp và người dùng vẫn có thể từng bước thực hiện các biện pháp để bảo vệ mình, dù là đối với các vụ rò rỉ dữ liệu lớn, tấn công có chủ đích hoặc với các thư rác thông thường. Các chuyên gia bảo mật khuyên doanh nghiệp và người dùng cá nhân nên thực hiện những biện pháp bảo mật mạnh mẽ nhất có thể, giáo dục nhân viên về bảo vệ thông tin bao gồm những chính sách về an toàn thông tin của doanh nghiệp và các biện pháp để bảo vệ thông tin quan trọng, thông tin cá nhân của người dùng và các thiết bị của doanh nghiệp.

Về phía người dùng trong môi trường Internet cần luôn luôn cảnh giác, cẩn trọng khi xử lý những đường link lạ, email không mong muốn mang tính chất mời mọc hấp dẫn và đặc biệt tránh hoàn toàn việc cung cấp thông tin cá nhân về tài khoản ngân hàng, số thẻ ATM trên những website không chính thống khi thực hiện giao dịch trực tuyến.

Thảo Nguyên (Theo Zdnet.com)