Việt Nam và Myanmar kết hợp phát triển dự án tăng cường năng lực DESL

07:48, 10/05/2020

Nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và công nghệ chiếu sáng thông minh ở Việt Nam và Myanmar, 4 trường đại học Việt Nam và 2 trường đại học ở Myanmar đã hợp tác với 3 trường đại học đến từ châu Âu để phát triển dự án tăng cường năng lực DESL (phát triển đào tạo chiếu sáng thông minh và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam và Myanmar).

Báo Khoa học Phổ thông cho biết, dự án được thực hiện trong vòng 3 năm, bắt đầu vào tháng 11/2019 do Trường đại học Aalto (Phần Lan) điều phối; và đại học công nghệ Eindhoven (Hà Lan), Univerza v Ljubl camera (Slovenia).

Việt Nam có sự tham gia của Trường ĐH bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH quốc tế Miền Đông, và Trường đại học Việt - Đức. Phía Myanmar có Trường ĐH công nghệ Manday, và Trường ĐH công nghệ Yangon.

Dự án DESL nằm trong khuôn khổ chương trình Erasmus + do Liên minh châu Âu đồng tài trợ.

PGS. TS. Phan Quốc Dũng - phó trưởng khoa điện – điện tử, Trường ĐH bách khoa TP.HCM đang trình bày tại hội thảo của dự án DESL.

Mục tiêu chung của dự án là nhằm hiện đại hóa và quốc tế hóa giáo dục đại học ở các quốc gia, để góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững và toàn diện.

Dự án DESL hướng đến cải thiện chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng giảng dạy, và năng lực nguồn nhân lực của các trường đại học.

Dự án này cũng hướng đến việc cũng phổ biến và quảng bá kiến ​​thức về chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp, khu vực công và xã hội.

Các hoạt động chính của dự án, gồm: phát triển các khóa học về chiếu sáng thông minh, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, thành lập và nâng cấp cơ sở thí nghiệm, hợp tác và tạo kết nối giữa các trường đại học, các tổ chức công nghiệp và công cộng tại Việt Nam và Myanmar.

Những cải tiến về hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng có vai trò lớn để giảm nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, giảm chi phí và khí thải nhà kính.

Chiếu sáng hiệu quả năng lượng là ưu tiên hàng đầu trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí có tiềm năng giảm CO2 trong các tòa nhà ở các nước đang phát triển.

Việt Nam và Myanmar đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hệ thống và thực hành chiếu sáng hiệu quả năng lượng, do thiếu nhận thức và thông tin; thiếu nhân sự có trình độ và chuyên môn; thiếu kinh nghiệm trong thiết kế chiếu sáng hiệu quả năng lượng khi thực hiện, thử nghiệm và kiểm soát chất lượng của các sản phẩm và hệ thống chiếu sáng.

Thanh Tùng (T/h)