Vĩnh Phúc gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí dịp Tết Nhâm Dần 2022
Chiều 21/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Cùng dự buổi gặp mặt có sự tham gia của các ông: Lê Duy Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Bùi Huy Vĩnh - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo; Nguyễn Bá Hiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của Giám đốc các Sở: Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu công nghiệp...
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành phát biểu tại buổi gặp mặt.
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc và đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là các khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Trước tình hình đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chỉ đạo, kết luận của Trung ương trong phòng, chống dịch và Phát triển kinh tế; tập trung cao độ, quyết liệt cho việc xây dựng các chương trình, Kế hoạch, Đề án; rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; quyết liệt, chủ động thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh; Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2021 tiếp tục ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được duy trì, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
- Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá so sánh 2010) ước đạt 87,09 nghìn tỷ đồng, tăng 8,02% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 2,79%), là tỉnh có tăng trưởng cao thứ 9 toàn quốc. Trong đó: Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh tăng 9,52%, trong đó: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,81%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,98% (trong đó riêng công nghiệp tăng 13,84%), các ngành dịch vụ tăng 2,96% so với năm 2020.
- Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) ước đạt 136,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người (tăng 8,7 triệu đồng/người so với năm 2020).
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2021, ước tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 63,74%, ngành dịch vụ chiếm 28,43% và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 7,83% trong cơ cấu GRDP các ngành kinh tế theo giá niệu hành (Tỷ trọng các khu vực tương ứng năm 2020 là: 61,32%; 30,45% và 8,23%).
- Thu, chi ngân sách đạt kết quả tích cực, năm 2021 tổng thu ngân sách trên bàn tỉnh đạt 32,882 ngàn tỷ đồng, đạt 107% dự toán, trong đó thu nội địa là 1 nghìn tỷ đồng, đạt 104% dự toán, trong đó: thu từ khu vực FDI ước đạt 18,820 2 vong, đạt 86% dự toán, khu vực ngoài quốc doanh tăng 16% so với dự toán nhất từ trước đến nay); thu từ tiền sử dụng đất ước cả năm đạt 4,376 ngàn tỷ đồng, đạt đạt 438% dự toán và bằng 87% so thực hiện năm 2020, đáp ứng nhiệm vụ chi năm 2021.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư ngày càng hiện đại. Năm 2021 nhiều dự án lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bệnh viện Sản Nhì, Đường Vành đai 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch giai đoạn 1, Trung tâm Y tế thành phố Phúc Yên giai đoạn 1, Nhà Kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Một số dự án đang gấp rút hoàn thành như. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Cầu Đầm Vạc... Nhiều dự án lớn được khởi công mới như: Cầu Vĩnh Phú qua Sông Lê, Đường Trục Bắc Nam đô thị Vĩnh Phúc (đoạn "QL.2 tránh Vĩnh Yên đến đường Vành đai 4), đường song song đường sắt tuyến phía Bắc đoạn từ OL2C đến đường Hợp Thịnh - Đạo Tù; Chuẩn bị khởi công một số dự án như: Cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, Đường song song đường sắt, mở rộng trục trung tâm đô thị mới Mê Linh; Đường hạ tầng giao thông kết nối vùng thủ đô trên địa bàn tỉnh; Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh; Thư viện tỉnh, Cung triển lãm, Đường trúc Bắc - Nam đô thị Vĩnh Phúc, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc,
- Môi trường thu hút đầu tư tiếp tục được cải thiện. Công tác hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư được thực hiện thường xuyên, liên tục. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Nhiều dự án lớn đã thực hiện giải phóng mặt bằng để sớm khởi công như dự án của Trung tâm logistics ICD Vn Phúc (giải phóng được 80/83 ha); Khu đô thị mới Đồng Mong, huyện Bình Xuyên Khu công nghiệp Bình Xuyên 1, KCN Sơn Lôi, dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung tại xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch... Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ các Khu công nghiệp đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, đầu từ hoàn thành cơ bản hạ tầng Khu công nghiệp Bá Thiện 1, ..
Quang cảnh buổi gặp mặt.
Kết quả năm 2021 thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả rất tích cực, đã thu hút trên 1,025 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,299% so với cùng kỳ năm 2020. thu hút 21,8 nghĩa tỷ đồng vốn DDI, tăng 143,07% so năm 2020. Đặc biệt năm 22021 tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, hạ tầng KCN, CCN, đô thị, nông nghiệp, đây là những dự án được xác định là động lực tăng trưởng cho tỉnh trong thời gian tới như: Đó dự án KCN (Sông Lê 1, Sông Lô II, Tam Dương I - KV2, Nam Bình Xuyên...); 3 Cụm Công nghiệp (Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Đình Chủ); dự án đầu tư cải tạo trang trại, chuyển đổi vật nuôi từ lợn sang bỏ thịt, xây dựng cơ sở chăn nuôi giết mổ, chế biến, báo quân và phân phối tại Tam Đảo (Liên danh công ty Vinamilk và công ty Sofit của Nhật Bản); dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina, vốn đầu tư 14.062 tỷ đồng, nhà máy công nghiệp King Duân Việt Nam 1,192 tỷ đồng
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục ổn định. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được TW và các tỉnh, thành phố đánh giá cao về cách làm và kết quả thực hiện. Với sự quyết liệt, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, trong năm 2021 Vĩnh Phúc đã cơ bản không chế được dịch, bảo vệ “vùng xanh", thực hiện “mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã và đang quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp. Các thiết bị y tế hiện đại đã và đang được quan tâm đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân...
An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo và đạt được những kết quả tích cực: Các chính sách và thi quyết việc làm, giảm nghèo, bầu trợ xã hội được ban Thần địa bàn tỉnh không còn nhà tạm, không có hộ nghèo thuộc đối tượng chính xích, người có công. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giám đến năm 2021 ước chỉ còn dưới 0,5 %. An ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc
Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện bằng được mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả với trọng tâm bảo về sức khỏe và tính mạng người dân, lấy nhân dân là trung tâm của thành quả phát triển kinh tế - xã hội.
Triển khai thực hiện nhất quán 3 trụ cột: Phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo an ninh trật tự, môi trường. Trong đó tập trung vào an sinh xã hội, phát triển môi trư sống, môi trường học tập; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân; xây dựng con người Vĩnh Phúc bản lĩnh, phong cách, có kiến thức.
Chủ trọng an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cái cách các thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Phương Mai