WHO lên án nặng nề các nước giàu vội vàng tiêm mũi vắc-xin COVID-19 tăng cường
Trước khi Mỹ thông báo những người tiêm phòng sớm đủ điều kiện sẽ được phép tiêm liều tăng cường, các chuyên gia WHO khẳng định không đủ bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều tăng cường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vắc-xin Covid-19, trong khi hàng triệu người trên thế giới vẫn chưa được tiêm ngừa.
Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, lên tiếng phản đối tiêm vắc xin bổ sung: “Chúng ta đang có kế hoạch phát thêm áo phao cho những người đã có áo phao, trong khi để người khác chết đuối mà không có một chiếc áo phao nào”.
Phát biểu được đưa ra khi các nhà chức trách Mỹ thông báo người dân đã được tiêm phòng sẽ sớm đủ điều kiện để nhận các liều tiêm nhắc lại, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 20/9.
WHO lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vắc-xin Covid-19.
Các quan chức cho biết, mặc dù vắc xin vẫn có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do tác động của COVID-19 nhưng khả năng bảo vệ có thể giảm trong những tháng tới nếu không được tiêm chủng tăng cường.
Do đó, Washington đã cho phép một liều bổ sung cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Israel cũng bắt đầu tiêm liều thứ ba cho người dân từ 50 tuổi trở lên.
Đầu tháng này, WHO đã kêu gọi ngừng tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường để giúp giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân bổ liều lượng giữa các nước giàu và nghèo. Dẫu vậy, điều đó đã không ngăn được một số quốc gia tiếp tục với kế hoạch tiêm mũi nhắc lại, khi các nước đang phải vật lộn để ngăn chặn biến thể Delta.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của WHO, cho biết: Điều rõ ràng, quan trọng hơn cả là phải cung cấp những mũi tiêm đầu tiên để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Sự bất bình đẳng về vắc xin sẽ chỉ tăng lên nếu các nhà sản xuất và các nhà lãnh đạo ưu tiên cung ứng cho các nước giàu có.
“Sự bất công về vắc xin là một nỗi xấu hổ đối với toàn nhân loại và nếu chúng ta không cùng nhau giải quyết, chúng ta sẽ kéo dài giai đoạn cấp tính của đại dịch này trong nhiều năm trong khi nó có thể kết thúc trong vài tháng” - ông Tedros nhấn mạnh.
Cho đến nay chưa đến 2% trong số 1,3 tỷ người châu Phi được tiêm chủng đầy đủ.
Theo Reuters, có nhiều bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ của vắc-xin Covid-19 sẽ mất dần sau 6 tháng trở lên, đặc biệt là ở những người lớn tuổi có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Trong khi đó, các chuyên gia của WHO nhấn mạnh khoa học vẫn chưa khẳng định có cần mũi tiêm tăng cường và nhấn mạnh việc đảm bảo cho người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi việc tiêm chủng đang bị chậm lại nhận được vắc-xin là quan trọng hơn nhiều.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo hôm 18-8: "Rõ ràng, điều quan trọng là phải có những mũi vắc-xin đầu tiên và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trước khi mũi tăng cường được cung cấp. Sự phân chia giữa nhóm có và không sẽ chỉ lớn hơn nếu các nhà sản xuất và lãnh đạo ưu tiên tăng cường cung cấp cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. Virus đang phát triển và việc tập trung vào các mục tiêu dân tộc hẹp hòi không phải là lợi ích tốt nhất của các nhà lãnh đạo khi chúng ta đang sống trong một thế giới liên kết và virus đang biến đổi nhanh chóng".
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: "Sự bất công về vắc-xin là một nỗi xấu hổ đối với toàn nhân loại và nếu chúng ta không cùng nhau giải quyết, chúng ta sẽ kéo dài giai đoạn cấp tính của đại dịch này trong nhiều năm, trong khi nó có thể kết thúc trong vài tháng".
Chân Hoàn (T/h)