WiFi miễn phí có thực sự hấp dẫn?

00:00, 30/11/-0001

Trong thời đại công nghệ hiện nay, “WiFi miễn phí” là cụm từ rất nhiều người thích nghe. Thế nhưng, liệu WiFi miễn phí có thực sự hấp dẫn như vẻ ngoài của nó?

freewifi1

Với dữ liệu phong phú của cuộc sống kết nối mọi lúc mọi nơi khiến WiFi trở thành một thứ cực kỳ quan trọng với hầu hết người dùng internet. Thứ khiến người ta nhanh chóng tìm kiếm sau khi gọi thức ăn/đồ uống từ một tiệm thức ăn nhanh như KFC hay quán café như Starbuck hay ngồi lì ở khách sạn thường là WiFi miễn phí.

Lợi ích thoải mái truy cập internet mà không lo tốn tiền của WiFi miễn phí là không thể phủ nhận, song không phải người dùng nào cũng ý thức rằng cái giá đi kèm của WiFi miễn phí là không hề nhỏ. 

Thông thường, để sử dụng miễn phí các dịch vụ, người dùng truy cập WiFi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm… đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định, như các công ty cung cấp dịch vụ có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của người dùng…

Chẳng hạn như mô hình phát WiFi miễn phí của LinkNYC ở thành phố New York (Mỹ). Để truy cập vào WiFi miễn phí của LinkNYC, người dùng phải đổi lại bằng dữ liệu cá nhân cũng như hành vi sử dụng. Tuy nhiên, trong chính sách bảo mật của LinkNYC đưa ra, cụm từ “quảng cáo” không hề được sử dụng mà chỉ nói một cách mơ hồ là nó “có thể sử dụng thông tin của bạn, bao gồm thông tin có khả năng nhận dạng cá nhân” để cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Sự nhập nhằng về điều khoản đăng ký truy cập internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp… thu thập và sử dụng dữ liệu của những người dùng sơ ý để khai thác cho mục đích riêng của họ.

Nhận định về tình hình trên, ông Nguyễn Phúc Bảo Châu, Giám đốc kỹ thuật của Panda Security Đông Dương cho rằng: “Các trường hợp bị đánh cắp thông tin nói chung hiện nay rất phổ biến, tình trạng đánh cắp thông tin thực hiện trên các kết nối WiFi hiện nay càng phổ biến và dễ dàng hơn do các kết nội WiFi thường tập trung vào tiện ích và tính dễ dùng mà ít quan tâm đến các thiết bị bảo mật.”

Sử dụng WiFi miễn phí đồng nghĩa với kết nối không an toàn, và người dùng dễ dàng bị rơi vào tình trạng dễ bị tin tặc tấn công, cài phần mềm độc hại hay lấy cắp thông tin cá nhân.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc BKIS Security cảnh báo: “Người sử dụng chưa lường hết được mối nguy hiểm khi kết nối vào các mạng không dây dạng mở (không có mật khẩu). Khi kết nối với mạng này, các máy tính có trong mạng có quyền ngang nhau giống như mạng nội bộ và nếu người dùng vô tình chia sẻ dữ liệu quan trọng có trên máy tính thì các máy khác có thể xem được những dữ liệu này.”

Để hạn chế rủi ro, ông Châu khuyến cáo: “Người dùng nên sử dụng tường lửa, hạn chế hoặc thậm chí không cung cấp thông tin nhạy cảm nơi công cộng. Chỉ giao dịch các thông tin quan trọng trên các website có độ an toàn, và sử dụng phần mềm bảo mật có bảo vệ kết nối WiFi, đồng thời tắt mạng không dây khi không sử dụng nó.”

Với dữ liệu phong phú của cuộc sống kết nối mọi lúc mọi nơi khiến WiFi trở thành một thứ cực kỳ quan trọng với hầu hết người dùng internet. Thứ khiến người ta nhanh chóng tìm kiếm sau khi gọi thức ăn/đồ uống từ một tiệm thức ăn nhanh như KFC hay quán café như Starbuck hay ngồi lì ở khách sạn thường là WiFi miễn phí.

Lợi ích thoải mái truy cập internet mà không lo tốn tiền của WiFi miễn phí là không thể phủ nhận, song không phải người dùng nào cũng ý thức rằng cái giá đi kèm của WiFi miễn phí là không hề nhỏ. 

Thông thường, để sử dụng miễn phí các dịch vụ, người dùng truy cập WiFi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm… đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định, như các công ty cung cấp dịch vụ có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của người dùng…

Chẳng hạn như mô hình phát WiFi miễn phí của LinkNYC ở thành phố New York (Mỹ). Để truy cập vào WiFi miễn phí của LinkNYC, người dùng phải đổi lại bằng dữ liệu cá nhân cũng như hành vi sử dụng. Tuy nhiên, trong chính sách bảo mật của LinkNYC đưa ra, cụm từ “quảng cáo” không hề được sử dụng mà chỉ nói một cách mơ hồ là nó “có thể sử dụng thông tin của bạn, bao gồm thông tin có khả năng nhận dạng cá nhân” để cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Sự nhập nhằng về điều khoản đăng ký truy cập internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp… thu thập và sử dụng dữ liệu của những người dùng sơ ý để khai thác cho mục đích riêng của họ.

Nhận định về tình hình trên, ông Nguyễn Phúc Bảo Châu, Giám đốc kỹ thuật của Panda Security Đông Dương cho rằng: “Các trường hợp bị đánh cắp thông tin nói chung hiện nay rất phổ biến, tình trạng đánh cắp thông tin thực hiện trên các kết nối WiFi hiện nay càng phổ biến và dễ dàng hơn do các kết nội WiFi thường tập trung vào tiện ích và tính dễ dùng mà ít quan tâm đến các thiết bị bảo mật.”

Sử dụng WiFi miễn phí đồng nghĩa với kết nối không an toàn, và người dùng dễ dàng bị rơi vào tình trạng dễ bị tin tặc tấn công, cài phần mềm độc hại hay lấy cắp thông tin cá nhân.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc BKIS Security cảnh báo: “Người sử dụng chưa lường hết được mối nguy hiểm khi kết nối vào các mạng không dây dạng mở (không có mật khẩu). Khi kết nối với mạng này, các máy tính có trong mạng có quyền ngang nhau giống như mạng nội bộ và nếu người dùng vô tình chia sẻ dữ liệu quan trọng có trên máy tính thì các máy khác có thể xem được những dữ liệu này.”

Để hạn chế rủi ro, ông Châu khuyến cáo: “Người dùng nên sử dụng tường lửa, hạn chế hoặc thậm chí không cung cấp thông tin nhạy cảm nơi công cộng. Chỉ giao dịch các thông tin quan trọng trên các website có độ an toàn, và sử dụng phần mềm bảo mật có bảo vệ kết nối WiFi, đồng thời tắt mạng không dây khi không sử dụng nó.”
TIN LIÊN QUAN