Xây dựng 2 kịch bản phòng dịch Covid-19 mới
Việt Nam sẽ xây dựng song song 2 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: Covid-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng.
- Ba kịch bản giúp kinh tế số đột phá vào năm 2025
- Lên 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2021
- Hà Nội xây dựng kịch bản ứng phó với 3.000 ca mắc COVID-19/ngày
- Vĩnh Phúc: Chuẩn bị các phương án, kịch bản phòng chống Covid-19 thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- 5 kịch bản cho tương lai của Facebook
Kịch bản thứ nhất đặt ra giả thiết biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng, tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.
Kịch bản thứ 2, các chuyên gia nhận định, đến nay, hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vắc xin, có thể làm lây lan mạnh hơn, tăng nguy cơ chuyển nặng.
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Với kịch bản thứ nhất, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa Covid-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.
Việt Nam chuẩn bị 2 kịch bản phòng chống COVID-19 trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền…
Với kịch bản thứ hai, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện. Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã vắc xin, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị, đặc biệt là công nghệ vắc xin.
GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch Covid-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới.
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron, số ca bị nhiễm trên cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron chiếm chủ đạo, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.
PV (T/h)