Phóng tàu con thoi X37B: Thử nghiệm cho công nghệ vũ trụ tương lai

16:53, 08/05/2015

Khi được phóng vào vũ trụ ngày 20/5, X37B không chỉ thử nghiệm động cơ phản lực mới HET của Không lực Hoa Kỳ, mà còn mang theo trên mình 100 mẫu vật liệu được sử dụng sau này cho tầu vũ trụ, xe thám hiểm, tên lửa và những phần cứng khác trên tàu vũ trụ.

Mặc dù thông số kỹ thuật và nhiệm vụ của tàu con thoi không người lái X37B của Boeing chưa được công bố chính thức, nhưng ít ra chúng ta cũng biết đó là một thử nghiệm cho công nghệ vũ trụ tương lai. Khi được phóng vào vũ trụ ngày 20/5, nó không chỉ thử nghiệm động cơ phản lực mới HET của Không lực Hoa Kỳ, mà còn mang theo trên mình 100 mẫu vật liệu được sử dụng sau này cho tầu vũ trụ, xe thám hiểm, tên lửa và những phần cứng khác trên tàu vũ trụ. Dự án này có tên là METIS (Công nghệ cải tiến sức bền vật liệu), được thiết kế dựa trên các dữ liệu thu thập từ những thử nghiệm trước đây trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Bởi mọi vật liệu được chọn sử dụng trên vũ trụ đều phải trải qua những thử nghiệm nghiêm ngặt trước khi được lắp ráp vào những cỗ máy thăm dò vũ trụ trị giá hàng tỷ USD.


Do việc mô phỏng các điều kiện tự nhiên ngoài không gian phía của Trái Đất là cực kỳ khó khăn, nên các nhà thiên văn học bắt buộc phải gửi các mẫu vật liệu tới đó để kiểm tra độ bền của chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, những mẫu vật thể có kích thước bằng ¼ thực tế bay cùng X37B sẽ ở trong vũ trụ trong 200 ngày. Khi quay trở lại Trái Đất, chúng sẽ được một đội ngũ chuyên gia kiểm tra, đánh giá mức độ biến dạng và các chọn ra trong số đó những vật liệu ưu tú nhất được sử dụng để chế tạo các cỗ máy trong tương lai.

Tuy nhiên, dự án này không thay thế hoàn toàn chức năng của Phòng Thử nghiệm Trạm Vũ trụ Quốc tế (MISSE). Theo NASA, 2 năm nữa MISSE sẽ quay trở lại sau thời gian 12 năm hoạt động liên tục từ 2001 đến 2013, và đã có công mang lên ISS để thử nghiệm 40.000 mẫu vật liệu, trong đó một số mẫu vật liệu tản xạ đã được sử dụng để phủ bên ngoài xe tự hành Curiosity và tàu thám không không người lái SpaceX.

 

Tùng Lâm (Theo engadget.com)