27 bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt dưới 10%
Tính đến tháng 8-2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trung bình cả nước mới chỉ là 17,97%, còn rất thấp so với mục tiêu Chính phủ đã đặt ra là 30%. Đặc biệt, có 5 bộ và 22 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dưới 10%.
- Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Cục Xuất nhập khẩu triển khai dịch vụ công cấp độ 3 đối với 24 thủ tục hành chính
- Hải Phòng triển khai thí điểm thu phí, lệ phí giải quyết TTHC đối với 7 dịch vụ công trực tuyến
- Trong năm 2020, cần cung cấp ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
- Ứng dụng thanh toán của Agribank hỗ trợ tối đa các dịch vụ công
- Đã có 10 bộ, tỉnh kết nối Cổng dịch vụ công với hệ thống PayGov
- Ngành hải quan đã kết nối 70 thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Dịch vụ công phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ
- Xu hướng máy nghe nhạc năm 2008
Đây là một trong những nguyên nhân khiến Bộ Thông tin và Truyền thông ra văn bản số 3485/BTTTT-THH ngày 10-9-2020 về việc đẩy nhanh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ thể, 27 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dưới 10% gồm: 5 bộ (Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội) và 22 tỉnh, thành phố (Tây Ninh, Thanh Hóa, Gia Lai, Bạc Liêu, Hải Phòng, Kon Tum, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Yên Bái, Đồng Tháp, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Lai Châu, Đắk Nông, Bắc Giang, Khánh Hòa, Cao Bằng).
Với thực trạng này, nếu không có sự quyết tâm vào cuộc của lãnh đạo cao nhất cơ quan nhà nước các cấp thì mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 sẽ không thể đạt được. Trong khi đó, tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử được tổ chức ngày 26-8, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, địa phương đẩy nhanh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trong năm nay.
Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai quyết liệt 4 biện pháp:
Thứ nhất, khẩn trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020 và xem xét, triển khai theo mô hình nền tảng để tiết kiệm chi phí, thời gian; hướng tới năm 2021, hầu hết dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4 đạt hiệu quả.
Thứ hai, thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với 2 hệ thống thông tin gồm: Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc của Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến, giúp nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến từ mức 3 lên mức 4.
Thứ ba, hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) trong tháng 10-2020 và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc, tạo điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
Thứ tư, các bộ, địa phương giao đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (đối với các bộ), sở thông tin và truyền thông (với các tỉnh, thành phố) là đầu mối tổ chức triển khai các nội dung trên, gửi báo cáo hằng tháng về hiện trạng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tại bộ, tỉnh, thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo hanoimoi.com.vn