4 lý do có thể khiến Apple rời Việt Nam

09:37, 01/08/2013

Bạn có thể yêu hay ghét Apple. Bạn có thể học hỏi từ những cách họ làm việc, hoặc bạn nghĩ rằng cách họ làm còn quá nhiều việc phi lý. Nhưng Apple là một trong những thương hiệu hàng đầu, danh tiếng nhất trong vài thập kỷ qua. Và khi Apple bỏ qua bạn, nó có thể là một sự cảnh báo của sự mất niềm tin vào thị trường an toàn, minh bạch, ổn định.

Dưới đây là 4 lý do chính tại sao Apple cho rằng thị trường Việt Nam là một mối phiền toái cần để xem xét việc tiếp tục ở lại hoặc rời bỏ.

1.    Hàng lậu và jailbreak

Thực tế, hàng lậu, jailbreak, bẻ khóa ở Việt Nam đã hoành hoành trước khi iPhone của Apple xuất hiện. Còn trong thực tế, bất kỳ cửa hàng bán iPhone mà không biết làm thế nào để jailbreak là một cửa hàng thường vô dụng đối với người dùng, những người muốn truy cập sử dụng các ứng dụng miễn phí và một số tính năng ẩn, những người dùng muốn sử dụng các ứng dụng trong kho của Apple mà không phải trả chi phí.

Jailbreak là công cụ của hacker tạo ra nhằm giúp máy có thể dùng ứng dụng lậu không thông qua kiểm duyệt của Apple mà vẫn có thể tải trên mạng về dùng được mà không bị crash. Việc jailbreak giúp người dùng nắm toàn quyền sử dụng iPhone: từ thay đổi giao diện, cài ứng dụng “chùa”… đến tinh chỉnh các file hệ thống. Tuy nhiên, jailbreak cũng khiến cho chiếc smartphone của bạn gặp khá nhiều rủi ro. Có 1 điều khá lạ, tại Việt Nam, nhiều tờ báo và diễn đàn không rõ vô tình hay hữu ý thường xuyên đưa các thông tin khuyến khích hoặc hướng dẫn cho người dùng thụwc hiện công việc jailbreak (?)
Ngoài ra, Apple cũng “e ngại” cái cách mà các dân "vọc" Việt Nam “trổ tài” nữa là không ngại biến các phần mềm ứng dụng có thu phí trên Appstore của Apple thành đồ của mình, kinh doanh chợ ứng dụng ảo tại AppStore.vn.


2.    Lậu “thương hiệu”
Tại Việt Nam, Apple là một trong những thương hiệu hấp dẫn nhất và dễ bị lợi dụng. Đi trên các dãy phố ở Hà Nội như Hoàng Cầu, Xã Đàn, Nguyễn Du, Thái Hà… dễ thấy  cửa hàng bán bất kỳ loại điện thoại, đều có dán logo Apple.  Một phần trong số này là các đại lý bán lẻ của các đơn vị được chứng nhận của Apple nhưng sử dụng các chứng nhận một cách tuỳ tiện và từ đó phát sinh ra những hệ luỵ "cửa hàng nhái". Ngoài việc sửa chữa máy, nhiều cửa hàng bao luôn việc ghép SIM unlock iPhone, jailbreak máy - những hoạt động Apple cấm chỉ định với các đơn vị bán lẻ của mình.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tuy việc “lậu” thương hiệu này dường như là quảng cáo miễn phí tuyệt vời cho Apple, nhưng lại khiến Apple gặp khó khăn trong việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu của mình theo cách mà họ muốn.

3.    Rò rỉ iPhone
Còn nhớ là năm 2010 và trước đó khi Apple có một số vụ rò rỏ thông tin sản phẩm khiến cho một số nhà báo bị kiện ra tòa vì tội tiết lộ thông tin của hãng này? Khi những vụ rò rỉ tương tự diễn ra ở Việt Nam, nơi mà Apple không thể tiến hành truy tố thì cũng là thời điểm bắt đầu cho một mối quan hệ khó khăn bởi các vụ tấn công mạng và đánh cắp thông tin diễn ra rộng khắp tại nơi đây... Ngay cả các fan trung thành của Apple cũng phải thừa nhận, họ không mấy bất ngờ khi chiêm ngưỡng ảnh chụp iPhone 5, vì đã biết quá nhiều thông tin rò rỉ dù không chính thống.



Liệu có phải, với những thông tin rò rỉ nhiều như vậy, đã khiến Apple thất bại trong việc tạo ra sự phấn khích và bất ngờ cho công chúng?

Cho đến nay, việc bảo mật các thiết bị của Apple luôn được xem là hoàn hảo. Trước khi sản phẩm mới ra đời, có chăng chỉ những hình ảnh mờ ảo, và thông tin chỉ được tiết lộ vào phút chót.

4.    Việt Nam luôn là lựa chọn cuối cùng
Cuối năm ngoái, Apple đã bắt đầu tung ra iPhone 5 tại các quốc gia không trong kế hoạch phân phối chính thức. Và Việt Nam là thị trường cuối cùng ở khu vực châu Á được phân phối, thậm chí sau cả các thị trường nhỏ ở khắp châu Phi.  Tất nhiên, đây chính là do quả báo của thị trường Việt Nam tự gây ra.

Khi iPhone 5 hay iPhone 6 ra vào cuối năm nay (hoặc thậm chí là iWatch), cơ hội người dùng Việt Nam được cầm những sản phẩm phân phối chính hãng đầu tiên chắc sẽ lại bị đẩy xuống một lần nữa. Sau tất cả, mối nguy hiểm từ một thị trường hội tụ  của buôn lậu, hack, và thông tin bị rò rỉ thực sự làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt của Apple.

Với những lý do trên sẽ khiến Apple e ngại thị trường Việt Nam, cũng có nghĩa sẽ khiến cho người dùng Việt Nam ít cơ hội đi hoặc sẽ phải chi trả nhiều hơn để nhận sản phẩm Apple từ các nguồn không chính thống khác.

Linh Phong


TIN LIÊN QUAN