5 sai lầm lớn nhất trong cuộc đời Steve Jobs
07:30, 25/02/2013
Có lẽ tất cả chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đã quá quen với những câu chuyện thành công của những vị tỷ phú hay doanh nhân thành đạt. Sẽ thật là “khó nghe” nếu như ai đó kể cho bạn một câu chuyện về những thất bại của họ. Nhưng sự thật thì ngược lại, kể cả những thiên tài như Mark Zuckerberg, Jack Dorsey, Howard Schultz, Wendy Kopp, hay thậm chí là “huyền thoại” Steve Jobs, thất bại là một điều kiện không thể thiếu để đưa họ đến với thành công như ngày hôm nay. Có sẵn sàng chấp nhận thất bại, họ mới hiểu được khách hàng đang mong muốn điều gì.
Dorsey đã phải bỏ ra nhiều năm trải nghiệm trước khi có thể tung ra Twitter. Howard Schultz, dù có một tầm nhìn vô cùng chiến lược về tiềm năng thị trường cà phê tại Mỹ, cũng đã phải nếm trải thất bại cay đắng ngay trong lần đầu tiên. Ngay bản thân Howard Schultz cũng đã từng thú nhận rằng, những sai lầm trong quá khứ đã đưa Starbucks trở thành thương hiệu cà phê số 1 thế giới của ngày hôm nay.
Cho dù được tung hô đến đâu, Steve Jobs cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là 5 sai lầm lớn nhất của Jobs và lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy ông đã học được rất nhiều từ những sai lầm này.
1. Mời John Sculley làm CEO cho Apple
Nhận thấy Apple cần một người có kinh nghiệm quản lý và điều hành, chàng thanh niên 29 tuổi Steve Jobs đã thuyết phục John Sculley về làm việc cho Apple với câu nói nổi tiếng:”Ông muốn suốt đời đi bán thứ nước ngọt này hay cùng tôi thay đổi cả thế giới?” John Sculley đã bị thuyết phục hoàn toàn nhưng chỉ 2 năm sau, chính vị CEO này đã khiến Jobs bị sa thải bởi chính công ty do mình sáng lập nên.
Có lẽ đây là một bài học vô cùng đắt giá đối với Steve Jobs. Đúng 10 năm sau sự kiện này, Steve than thở với báo chí: "Tôi có thể nói gì đây? Tôi đã thuê nhầm người. Hắn nhổ toẹt hết những thứ mà tôi phải mất 10 năm mới gây dựng được, bắt đầu từ bản thân tôi".
Tuy vậy, biết đâu nếu không có chuyện John Sculley về đầu quân cho Apple, có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ được thưởng thức siêu phẩm hoạt hình như “Toy Story” hay "Up" dưới thời của Steve Jobs.
2. Tin rằng Pixar sẽ trở thành một công ty phần cứng
Có lẽ khi chính thức trở thành người sở hữu của Pixar từ tay George Lucas với mức giá 10 triệu USD vào năm 1986, Steve Jobs sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc công ty này sẽ kiếm tiền từ phim hoạt hình. Thay vào đó, ông tin rằng đây sẽ lại là một công ty sản xuất phần cứng mới của thế giới công nghệ. Thế nhưng, chính quyết định sáng suốt sau đó của Jobs khi ông ủng hộ 2 đồng sáng lập Pixar là John Lasseter và Ed Catmull theo đuổi giấc mơ làm một bộ phim hoạt họa cho thấy tầm nhìn vĩ đại của vị CEO này.
3. Cố gắng bán Pixar “vô số” lần
Vào đầu thập niên 1990, sau khi sở hữu Pixar trong gần 5 năm, Jobs đã cố gắng bán công ty này đi nhằm cân bằng các khoản đầu tư của mình với giá chỉ 50 triệu USD. Bill Gates, Larry Ellison và rất nhiều những nhà đầu tư khác đều có tên trong danh sách khách hàng “tiềm năng” của Steve Jobs. Nhưng thật bất ngờ khi chẳng một ai chịu móc hầu bao. Cuối cùng, Jobs cũng bán được công ty này cho Disney vào năm 2006 với giá chỉ “vỏn vẹn” 7,4 tỷ USD. Có lẽ vị CEO này phải thầm cảm ơn những ai trước đây đã thờ ơ với Pixar.
4. Hàng loạt sản phẩm thất bại
Nếu chỉ nhìn vào những iPhone, iPad hay iPod, bạn sẽ lầm tưởng rằng tất cả các sản phẩm do Jobs tạo ra đều hoàn hảo. Thực tế chứng minh điều ngược lại. Những cái tên như Apple Lisa, Macintosh TV, The Apple III, Powermac G4 có lẽ sẽ là những cay đắng mà vị CEO huyền thoại này từng gặp phải. Nhưng ông là người luôn biết cách khắc phục và đi lên từ những thất bại trong quá khứ. Và khi một sản phẩm hoàn hảo ra đời, những cái tên “xấu xí” trước đó sẽ tự động biến mất trong tâm trí khách hàng. Dường như nguyên nhân cho những thất bại trên nằm ở chính tính cách "không giống ai" của Steve Jobs: luôn luôn biến mình thành một "nhà nghiên cứu thị trường đơn độc".
5. Để CEO của Google trong ban lãnh đạo của Apple suốt 3 năm
Sự thành công của Android đã và đang gây áp lực lên sự phát triển của iOS. Thế nhưng có phải tự nhiên mà Android của Google lại đột ngột "từ trên trời rơi xuống", thành một quả núi đè ngay giữa bước tiến của iOS? Câu trả lời là không. Sự thành công của Android và việc Android đang dần chèn ép iOS có một nguyên nhân rất sâu xa, đồng thời cũng vô cùng "ngớ ngẩn": CEO của Google (Eric Schmidt) có chân trong ban điều hành của Apple suốt 3 năm trời (2006-2009).
Khi sự ra đời của iOS và sau đó là Android cùng với việc cạnh tranh trong thị trường quảng cáo trên thiết bị di động mới manh nha, mối quan hệ của Apple với Google bắt đầu chuyển hướng: Từ hữu nghị thành thù địch. Và vẫn mất hơn 1 năm trời sau khi Android ra mắt để Steve cảm thấy "nóng mắt" trước sự hiện diện của Eric Schmidt, tháng 8 năm 2009, CEO của Google đã phải "cuốn gói" khỏi ban điều hành của Apple. Mặc dù vậy, con số xấp xỉ 80% thị phần của Android trên thị trường di động cũng đã là quá đủ cho Google. Tất cả là do sự "ngây thơ" đầy tai hại của Steve Jobs.
Kết lại, ngay cả những nhà kinh doanh có tầm nhìn tài ba nhất cũng chẳng thể nào hoàn hảo 100% và sai lầm là điều tất yếu. Chúng ta thường được nghe quá nhiều về những thành công từ những người xung quanh, vô tình khiến bản thân phải chịu đựng một nỗi sợ hãi to lớn mang tên “thất bại” mà quên đi một bài học giản dị từ xưa tới nay: Sự không hoàn hảo luôn là một phần tất yếu của bất cứ quá trình sáng tạo nào.
1. Mời John Sculley làm CEO cho Apple
Nhận thấy Apple cần một người có kinh nghiệm quản lý và điều hành, chàng thanh niên 29 tuổi Steve Jobs đã thuyết phục John Sculley về làm việc cho Apple với câu nói nổi tiếng:”Ông muốn suốt đời đi bán thứ nước ngọt này hay cùng tôi thay đổi cả thế giới?” John Sculley đã bị thuyết phục hoàn toàn nhưng chỉ 2 năm sau, chính vị CEO này đã khiến Jobs bị sa thải bởi chính công ty do mình sáng lập nên.
Steve Jobs và John Sculley khi còn làm việc chung với nhau.
Có lẽ đây là một bài học vô cùng đắt giá đối với Steve Jobs. Đúng 10 năm sau sự kiện này, Steve than thở với báo chí: "Tôi có thể nói gì đây? Tôi đã thuê nhầm người. Hắn nhổ toẹt hết những thứ mà tôi phải mất 10 năm mới gây dựng được, bắt đầu từ bản thân tôi".
2. Tin rằng Pixar sẽ trở thành một công ty phần cứng
Có lẽ khi chính thức trở thành người sở hữu của Pixar từ tay George Lucas với mức giá 10 triệu USD vào năm 1986, Steve Jobs sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc công ty này sẽ kiếm tiền từ phim hoạt hình. Thay vào đó, ông tin rằng đây sẽ lại là một công ty sản xuất phần cứng mới của thế giới công nghệ. Thế nhưng, chính quyết định sáng suốt sau đó của Jobs khi ông ủng hộ 2 đồng sáng lập Pixar là John Lasseter và Ed Catmull theo đuổi giấc mơ làm một bộ phim hoạt họa cho thấy tầm nhìn vĩ đại của vị CEO này.
3. Cố gắng bán Pixar “vô số” lần
Vào đầu thập niên 1990, sau khi sở hữu Pixar trong gần 5 năm, Jobs đã cố gắng bán công ty này đi nhằm cân bằng các khoản đầu tư của mình với giá chỉ 50 triệu USD. Bill Gates, Larry Ellison và rất nhiều những nhà đầu tư khác đều có tên trong danh sách khách hàng “tiềm năng” của Steve Jobs. Nhưng thật bất ngờ khi chẳng một ai chịu móc hầu bao. Cuối cùng, Jobs cũng bán được công ty này cho Disney vào năm 2006 với giá chỉ “vỏn vẹn” 7,4 tỷ USD. Có lẽ vị CEO này phải thầm cảm ơn những ai trước đây đã thờ ơ với Pixar.
4. Hàng loạt sản phẩm thất bại
Nếu chỉ nhìn vào những iPhone, iPad hay iPod, bạn sẽ lầm tưởng rằng tất cả các sản phẩm do Jobs tạo ra đều hoàn hảo. Thực tế chứng minh điều ngược lại. Những cái tên như Apple Lisa, Macintosh TV, The Apple III, Powermac G4 có lẽ sẽ là những cay đắng mà vị CEO huyền thoại này từng gặp phải. Nhưng ông là người luôn biết cách khắc phục và đi lên từ những thất bại trong quá khứ. Và khi một sản phẩm hoàn hảo ra đời, những cái tên “xấu xí” trước đó sẽ tự động biến mất trong tâm trí khách hàng. Dường như nguyên nhân cho những thất bại trên nằm ở chính tính cách "không giống ai" của Steve Jobs: luôn luôn biến mình thành một "nhà nghiên cứu thị trường đơn độc".
5. Để CEO của Google trong ban lãnh đạo của Apple suốt 3 năm
Sự thành công của Android đã và đang gây áp lực lên sự phát triển của iOS. Thế nhưng có phải tự nhiên mà Android của Google lại đột ngột "từ trên trời rơi xuống", thành một quả núi đè ngay giữa bước tiến của iOS? Câu trả lời là không. Sự thành công của Android và việc Android đang dần chèn ép iOS có một nguyên nhân rất sâu xa, đồng thời cũng vô cùng "ngớ ngẩn": CEO của Google (Eric Schmidt) có chân trong ban điều hành của Apple suốt 3 năm trời (2006-2009).
iOS đang dần bị Android chèn ép.
Kết lại, ngay cả những nhà kinh doanh có tầm nhìn tài ba nhất cũng chẳng thể nào hoàn hảo 100% và sai lầm là điều tất yếu. Chúng ta thường được nghe quá nhiều về những thành công từ những người xung quanh, vô tình khiến bản thân phải chịu đựng một nỗi sợ hãi to lớn mang tên “thất bại” mà quên đi một bài học giản dị từ xưa tới nay: Sự không hoàn hảo luôn là một phần tất yếu của bất cứ quá trình sáng tạo nào.
Theo genk.vn