APAC đẩy công nghệ thanh toán không tiếp xúc

10:32, 03/04/2015

(Telecom&IT) - Theo MasterCard, thanh toán không tiếp xúc của người tiêu dùng trên khắp châu Á/Thái Bình Dương đã tăng lên với số lượng đáng kể đến 49% trong năm 2014.


Con số nói trên chiếm gần 2/3 trong tất cả hoạt động giao dịch thanh toán tại các cửa hàng tại Úc. Giữa năm 2013 – 2014, MasterCard Úc tăng trưởng đến 45%.

Còn theo MasterCard Singapore, lượng người sử dụng MasterCard tiếp xúc trong năm 2014 tăng gấp đôi so với năm 2013. Nhưng tính đến tháng 12 năm 2014 thì lượng giao dịch không tiếp xúc tại các siêu thị lại chiếm đến 1/3.

Tại Hồng Kông, giao dịch không tiếp xúc được tiếp thị đẩy mạnh mạnh và sự phát triển của giao dịch không tiếp xúc vào năm 2014 ở quốc gia này cũng đã tăng gấp bốn lần so với năm 2013.

Theo xu hướng chung, New Zealand cũng áp dụng rộng rãi công nghệ không tiếp xúc. Nghiên cứu của MasterCard cho thấy rằng tám trong số mười người sử dụng nhận định công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian (62%), thuận tiện và dễ sử dụng (58%).

Ông Raj Dhamodharan, Trưởng bộ phận Thanh toán Mới nổi ở Châu Á/Thái Bình Dương của MasterCard cho hay: "Sự tăng trưởng nhanh chóng trong các khoản thanh toán không tiếp xúc và di động dự kiến sẽ tiếp tục được áp dụng trong khu vực."

Với thói quen thanh toán bằng tiền mặt như trước đây thì sự phát triển của thanh toán không tiếp xúc tại các thị trường đang phát triển cho thấy đã có sự thay đổi nhất định trong thói quen thanh toán của người dân.

Các điểm bán thanh toán di động (mPOS) cũng là một trong những động lực chính thúc đẩy sự thay đổi của toàn châu Á/Thái Bình Dương trong năm 2014. Tóm lại, công nghệ này cho phép các thương gia chuyển đổi từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng sang thiết bị đầu cuối chấp nhận thẻ thanh toán là mPOS.

Theo nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Annapolis, việc sử dụng mPOS trên toàn thế giới ước tính sẽ tăng từ 8 triệu vào năm 2013 lên 18 triệu vào năm 2017. Nguyên nhân lớn nhất của kết quả này là do hoạt động triển khai gần đây của công nghệ mPOS MasterCard ở châu Á / Thái Bình Dương.

Tại Indonesia, MasterCard đã hợp tác với BNI và Telkomsel để cung cấp dịch vụ thanh toán cho các đại lý bảo hiểm mPOS Equity Life Indonesia để cung cấp các tiện ích cho khách hàng của họ.

Tại Đài Loan, MasterCard đã hợp tác với Taishin Bank tung ra mPOS 3 trong 1 đầu tiên để kết hợp giao dịch tiếp xúc với với công nghệ chip và giải từ mới nhằm tăng cường sự chấp nhận của người dùng tại khu vực này trong việc thanh toán không tiếp xúc.

Ở Việt Nam, MasterCard đã làm việc với Sacombank để trang bị thiết bị đầu cuối mPOS cho các thương gia nhỏ tại chợ Bến Thành để họ chấp nhận phương thức thanh toán mới ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt như trước đây. 

Tại Philippines, MasterCard hợp tác với Globe để cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) giải pháp thanh toán mới bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thông qua mPOS để hỗ trợ hoạt động mở rộng kinh doanh của họ.
TIN LIÊN QUAN