Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ"
"Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy".
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Mô hình hai lớp: Vừa có Hội đồng Học viện, vừa có Ban Giám đốc sẽ đem lại sức mạnh nhân đôi cho Học viện Công nghệ BCVT”
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng 75 năm ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Covid-19 là cơ hội để bứt phá trong chuyển đổi số
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định đủ công nghệ để làm việc tại nhà hiệu quả
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cộng đồng công nghệ Việt chung tay chuyển đổi số, tạo động lực mới cho đất nước
- Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thăm các cơ quan báo chí thuộc bộ TT&TT
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phạm Mạnh Hùng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020 vào sáng ngày 31/10.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phạm Mạnh Hùng
Bộ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho rằng, thế giới ngày nay, mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống, giữ cái gốc cái nền của nhà mình; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc nên đưa ba cả môn này thành ba môn học bắt buộc ở cấp phổ thông.
Ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Phạm Mạnh Hùng, giai đoạn Covid - 19 vừa qua, có tới gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%, trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này tạo niềm tin nếu chúng ta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà thủ tướng Chính phủ đã ký năm nay, coi chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là ưu tiên số 1. Bởi vậy, ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số.
Bộ trưởng Hùng cam kết, Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) cũng như toàn ngành TTTT cam kết đồng hành với Bộ GD&ĐT, bởi vì chuyển đổi số đầu tiên nên nhắm vào giới trẻ, để từ đó thúc đẩy toàn xã hội.
Thời gian tới, hai Bộ sẽ có buổi làm việc chuyên đề về chuyển đổi số ngành GD&ĐT, tận dụng cơ hội của thách thức Covid -19 để đẩy nhanh chuyển đổi số, và coi đây như Covid - 19 trăm năm.
Cần thay đổi cách tiếp cận trong chuyển đổi số
Bộ trưởng Hùng chia sẻ, chuyển đổi số ngành giáo dục chủ yếu là thay đổi mô hình, thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ, trước đây học chữ là chính, nay sinh viên cần làm nhiều hơn, thông qua làm để học. Bởi vậy cơ sở đại học cần nhiều phòng lab hơn. Đại học nên làm việc với doanh nghiệp để đưa phòng lab vào đại học.
Trước đây giáo viên dạy là chính, để có nhiều giáo viên dạy giỏi là không dễ, các tỉnh vùng sâu vùng xa càng khó có nhiều giáo viên dạy giỏi. Nay giáo viên sẽ là người hướng dẫn nhiều hơn, giáo viên giỏi nhất sẽ làm bài giảng trực tuyến, và phổ cập đến tất cả các trường. Các giáo viên còn lại sẽ là người hướng dẫn công việc dạy học, vì thế sẽ thuận lợi hơn.
Đối với đại học có thể cho phép sinh viên học ở bất đâu, cách nào cũng được. Nhưng nếu thi đạt ở một tổ chức uy tín do Bộ GDĐT quyết định thì coi như hoàn thành môn học đó. Chúng ta cần quản lý tốt đầu ra.
Bộ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho rằng, học là học cả đời. Công nghệ, cuộc sống thay đổi nhanh, bắt buộc phải học cả đời, cũng như đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ là nhu cầu thường xuyên. Bởi vậy, có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc rút ngắn thời gian học chính thức.
"Việt Nam có lợi thế là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số mạnh, có thể phát triển các nền tảng số cho Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT hãy đặt ra các bài toán, Bộ TTTT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành thực hiện" - Bộ trưởng Hùng bày tỏ.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc thay đổi một số quy định, để chính thức hoá tỷ lệ học trực tuyến, thí dụ 15-30% ngay cả khi không còn Covid – 19. Bởi, học trực tuyến sẽ thúc đẩy nhanh chóng kỹ năng số của cả giáo viên, học sinh, cũng như thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số GD&ĐT giữa thành phố với vùng sâu vùng xa.
“Chuyển đổi số GD&ĐT chủ yếu là thay đổi thể chế. Một cuộc cách mạng về thể chế, về mô hình đào tạo, về cách tiếp cận GD&ĐT và về cách làm GD&ĐT. Cuộc cách mạng về mô hình này được thúc đẩy bởi công nghệ số. Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng giải quyết các bài toán mà bộ GD&ĐT đặt ra” – Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.
Theo Hồng Hạnh/dantri.com.vn