Các sản phẩm công nghệ có dấu hiệu lạm phát
Sau khi giá nhiên liệu tăng vọt vào đầu năm nay (và chỉ bắt đầu giảm từ từ), mọi thứ đã trở nên đắt đỏ hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy nơi các mặt hàng chủ lực đều có giá cao hơn một năm (hoặc thậm chí chỉ vài tháng) trước đây. Lạm phát cũng đã tác động đến giá của các sản phẩm công nghệ, như điện thoại thông minh và máy tính xách tay, nhưng có thể khó phát hiện hơn.
MacBook Air phiên bản mới nhất giá bán có thể sẽ cao hơn các phiên bản trước từ 2-4 triệu đồng.
Không giống như thực phẩm hay các mặt hàng tiêu dùng khác, các sản phẩm công nghệ có chu kỳ sản xuất dài, thường mất 18 tháng hoặc hơn để đi từ ý tưởng đến khi lên kệ trong cửa hàng. Nhiều công ty đặt giá mục tiêu của sản phẩm khi bắt đầu chu kỳ phát triển của nó, điều này khiến họ tránh được với những biến động ngắn hạn của lạm phát. Các thiết bị công nghệ cũng hiếm khi tăng giá sau khi chúng được phát hành; trên thực tế, chúng ta đã quen với việc chúng trở nên ít tốn kém hơn theo thời gian.
Iphone 14 sắp ra mắt được dự đoán cũng sẽ có giá bán nhỉnh hơn thế hệ trước.
Năm nay, chúng ta đã thấy nhiều sản phẩm công nghệ trong đó các thiết bị hoặc đã đắt hơn một cách rõ ràng hoặc chỉ không giảm giá theo thời gian theo cách mà chúng ta mong đợi. Một phần của điều này là do chuỗi cung ứng đang diễn ra căng thẳng, khiến các công ty gặp khó khăn hơn trong việc tìm nguồn cung ứng linh kiện, đặc biệt là đối với các thiết bị không sử dụng bộ vi xử lý điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay cao cấp. Các công ty lớn cũng không tránh khỏi việc tăng chi phí nhiên liệu và các tác động lạm phát khác, và điều đó cũng khiến giá của thiết bị công nghệ tăng lên.
PV