Cài XPSP3 vào máy tính HP đời mới (i3,i5,hoặc i7)

09:00, 08/10/2010

Nếu việc cài XPSP3  trước đây với các laptop HP Dual core là điều quá dễ dàng  nhưng khi tôi mua  laptop HP dv6 i5, người bán sẽ  nói ngay là máy  
mới này đã  cài sẳn Win 7 home bản quyền và hoàn toàn không hỗ trợ việc cài thêm XP.Mua xong, họ cài  Win 7 home và  phân vùng lại theo ý mình  
nhưng vẫn còn giữ phân vùng phục hồi là ổ D.

Về nhà, lúc chạy thử lại Win 7 này tôi mới biết đây là bản 64bit và khó sử dụng vô cùng. Chỉ việc mơi cài thêm một vài phần mềm khác vào Win  64 bit là treo máy cứng ngắc, điểu này vẫn tiếp diễn nhiều giờ sau đó.

Quay điện thoại  hỏi lại  người bán,  giờ làm sao cài lại Win 7 bàn 32 bit cho dễ chịu hơn, các chuyên viên  nói phải để máy lại một ngày sau họ mới cài xong được.
 

 
Bực mình khi nghe họ nói như vậy, trong khi mình thích vọc máy kia mà. Thế  là tôi đành tự mình mày mò tìm tòi trên mạng cho việc cài Win 7 và XP  
SP3 vào máy đời mới HP vốn nổi tiếng lá khó chịu này(giờ mình mới biết).
 
 Điều này hoàn toàn không đơn giản tí nào vì sau đó tôi phải mất suốt  3 ngày  thử nghiệm gần 8 bản XPSP3 SATA đủ loại, tải từ nhiều trang mạng khác nhau về.
 
 Sau đây là từng bước thực hiện mà bạn cần theo thật kỹ ngay từ bước đầu đến bước sau cùng mới có thể  thành công mỹ mãn cò được 2 hệ điều hành ở máy đời mới HP i5 quatro core này
 
1) Đầu tiên quan trọng, là bạn nên hỏi ngay người bán driver của dòng máy HP i5 đang nằm ở đâu: trong thư mục nào  trong bản Win 7 home 64 bit   
đang chạy và nhưng hay treo máy này.  Bạn cần  chép ngay  toàn bộ thư mục của chúng tạm thời qua ổ E hay F  đã được phân vùng lại bởi người bán 
máy cho bạn.
 
2) Tiếp đó, bạn nên lật đít máy để coi  máy HP này thuộc đời nào: như là HP Pavilion dv6 i5 Note book PC. Bạn vào Internet Explorer có sẳn trong 
Win 7 bản 64bit, dùng  Google search đánh vào nguyên tên dòng HP này để  tải và lưu lại 2 nhóm drivers cho XP và Win 7 ultimate bản 32 bit. Nhớ là  
bạn phải tải về cho thật hết và đầy đủ, ngay cả phần driver của  chuột quang, BIOS, card reader….             
 
3) Nên thủ sẵn 2 công cụ quan trọng tối cần, đề cài lại: Win 7 ultimate 32 bit và Hiren boot CD 11 tạo sẳn trong USB multiboot hay trong đĩa 
CD\DVD.  Nếu bạn chưa có trong USB  hay CD,  phải tìm mua ngay ở tiệm bán đĩa 2 công cụ này.  Trường hợp bạn muốn cài XPSP3  bạn cũng nên tìm mua một vài đĩa CD XPSP3 SATA hay tải trên mạng với Google search, đánh vào dòng XPSP3 SATA/RAID.  Bạn nên thử nghiệm lại việc cài XP qua nhiều đĩa CD XP khác nhau, sau cài xong Win 7 32 bit; coi đúng  là laptop HP khó chịu thật sự  
không khi mình muốn cài thêm XPSP3
 
4)  Khi máy HP vừa mới khởi động lại, ấn ngay phím F10 vào BIOS chỉnh lại cho boot đầu tiên là USB, CD-ROM  thay vì HDD: Nên chọn HDD boot sau cùng để một khi không có  USB, sẽ  chạy CD autoboot và  không có 2 cái ấy nữa, máy mới khởi động bằng HDD.
 
5) Để đĩa CD Hiren 11 vào CDROM , khởi động máy lại, chọn  vào boot CD khi thấy menu khởi động của Hiren boot. Kế tiếp, chọn chạy MiniXP, vào menu chọn Partition và cho chạy Partition Home wizard  ngay trong bản Windows XP thu nhỏ này.
 
6) Vào ngay  giao diện làm việc của  Partition Home Wizard, chọn xoá  phân vùng Recovery trên ổ D(nếu bạn không rành phân vùng nên nhờ người 
kinh nghiệm hơn làm giùm). Nhớ là một khi đã  xoá phân vùng D, bạn sẽ hết hy vọng nào cài lại bản Win 7  home 64 bit bản quyền  trước đây nữa đấy.
 
Do vậy, bạn phải có sẳn đĩa DVD Win 7 Ultimate 32 bit để vào thay thế ngay. Muốn cài được bất cứ Win 7 nào khác,  bạn phải chọn format lại ổ C đang chứa Win 7 64 bit và thu nhỏ ổ  E  lại (nếu thấy ổ  E quá lớn) nhằm dành ổ D rộng hơn khoảng 30GB dành cho việc cài XPSP3 sau này. Nếu ổ C cũ có Win 7 bản 64 bit đã format rồi, nó vẫn còn tính chất active và primary bạn  
không cần thiết lập lại.
 
7) Để dĩa DVD có Win 7 ultimate vào ổ CDROM chạy autoboot, chọn cài fresh(mới)  vào ổ C  thay thế nhằm bản 64 bit(xoá). Điều này phải nói là  
không chút gì  là khó khăn một khi bạn cài Win 7 ultimate như vậy.
 
Cũng  cần lưu ý thêm là nếu cài Win 7 ultimate bằng USB  sẽ nhanh hơn nhiều so với cách cài bằng đĩa DVD. Chỉ cần 15 phút là xong xuôi tất cả cho 
cài Win 7 ultimate. Khi khởi động trở lại lần cuối  vào Win 7, bạn cứ chạy lần lượt đủ hết càc file exe (dùng cài driver) đã tải về website HP dành cho  
dòng máy này lại Windows 32 bit. Bạn sẽ phải reboot máy vài lần khi cài đầy đủ hết các driver cho nó  trong Win7 ultimate 32.
 
8) Lý do  cài Win 7 với ổ cứng SATA của các máy HP đời mới thật dễ dàng vì Win 7 đã tích hợp sẳn đủ driver SATA cho nhiều loại máy. Trái lại,  
Windows XP ra đời quá sớm từ năm 2002 lúc ổ cứng ít  xài  SATA và về sau này mới có đĩa CD XP có tích hợp thêm nhiều driver SATA.
 

 
Tuy vậy,  cài XP vào vẫn  không đơn giản tí nào  với các máy HP đời mới như dòng ỉ3, i5, i7 vì bạn dù có mua, hay tải dùng các đĩa CD XPSP3 tích  
hợp đủ loại driver SATA/RAID vào: Nó  vẫn không nhận ra ổ cứng SATA trong máy và treo máy không cho bạn cài XPSP3 tiếp.
 
Tôi cũng  đã thử qua 8 loại đĩa XPSP3 SATA khác nhau tải về trên mạng của nhiều website khác nhau và ghi ra nhiều đĩa DVD nhằm cài được XPSP3 trong máy này.     
 
9) Các đĩa CD XPSP3 SATA tích hợp này có đủ driver SATA( ACHI) đi từ  Intel SATA 6-10 nhưng chọn cài cái nào nó cũng đòi bạn có  đĩa mềm  
cung cấp bởi hãng HP( mà hãng HP đâu có cung cấp và nay không còn máy laptop xài đĩa mềm nữa).

 Chả nhẽ giờ  bạn phải tốn thêm  vài trăm ngàn mua đĩa mềm USB để dùng và dùng riêng cho chuyện này sao? Còn nếu bạn vẫn không chịu vậy ư ?:

 Sau khi  ấn F6 nạp driver SATA và tiếp sau đó chọn ấn  phím S để chọn từng  driver SATA vẫn  không có bất cứ  cái nào nó chịu cả cho phép  cài  
 tiếp. Trái lại, bạn ấn phím Enter nhằm cài tiếp mà  không chọn loại driver SATA nào và khi  ấn phím  F8 để đọc đầy đủ license và  đồng ý : máy  bạn  
sẽ treo cứng phải ấn nút power để reboot máy lại thôi .
 
 Như thế, bạn không sao cài được XPSP3 với nhiều  đĩa DVD bán trên thị trường hay tải trên mạng vào máy HP của bạn cả. Ngay cả  dù  bạn có  
dùng phần mềm  Nlite để tích hợp driver SATA cho HP chăng nữa cũng vẫn thế thôi: bao giờ nó cũng đòi máy phải có đĩa mềm driver SATA cung cấp bởi hãng HP.
 
10) Cứ tiếp tục mày mò và vọc riết suốt 2 ngày hết cài bằng đĩa CD XPSP3 SATA này đến cái khác nhưng vẫn  vô vọng. Cuối cùng tôi thử tải về ISO 
của bản Ghost XP cho nhiều máy của  trang web http://blogit.blogtiengviet.net, bản Windows XP Service Pack 3 (SATA) Full Soft. Bản này còn có một tên khác gọi Xp Ghost XP SP3 (SATA) Full Soft + Menu Boot Sata, có thể  tìm nhiều link tải ISO  của  đĩa  này sau khi đánh tên ấy vào Google search. 

 
11) Giao diện đầu tiên là MenubootSATA, bạn cứ chọn vào mục 3 để  làm ghost 11.51 và tìm ra file WINXP.GHO lưu trong đĩa này: chính là file  
ghost phục hồi XP cho ổ D của bạn. Thành công mỹ mãn, lần này Win XP khởi động quá tốt trong máy HP  i5 này và không còn chút khó chịu nào nữa  vì vấn  đề SATA gì nữa. Tuy vậy  bạn cũng chạy thêm một số file exe cài thêm bổ sung đúng các driver của HP dành cho bản XPSP3  này.
 
12) Thật đáng tiếc, nếu bạn cài như vậy sẽ không có menu dual boot để chọn boot dễ dàng vào Win 7 nữa. Bạn  phải cài thêm Vista boot pro 3.3  để có menu dual boot cho 2 Windows này.
 
Theo ý kiến riêng của  tôi, điều tiện lợi nhất là bạn nên làm lại mọi thứ cài XPSP3 bằng bản Ghost tuyệt vời  này cho nhiều máy vẫn quá tốt này nhưng  
lần này cài ở ổ C primary và  Win 7 sẽ được cài nhưng chuyển  qua ổ  D. Chỉ có làm đúng như thế  một khi khởi động máy lại, bạn sẽ  có ngay menu  
dual boot chọn dễ dàng giữa  Win 7 và earlier version of  Windows(chính là XPSP3 ). 
 
Muốn cài được vậy, bạn lại format  ổ C nhằm xoá Win 7 ultimate để Ghost XP này vào nơi đấy. Lần này bạn nên vào dòng thứ 2 của bản Ghost XPSTA này,  là Ghost windows to C partition.
 
13) Lưu ý quan trọng,, bạn không nên đổi ổ D lại  là primary hidden dành cho  XP sau khi cài  Win 7 ultimate  ổ C với hy vọng dùng Boot magic 8.05 
nhằm chọn được giữa XP và Win 7 ư? Boot magic 8.05 chỉ cài được trên FAT 32  nhưng dù có bạn làm thế, vẫn không sao chọn dual boot với Win 7  
(NTFS) và XP được.
 
Ghost 11.51  bản  32 bit được dùng tạm  ở đây chỉ dành cho Ghost XP nhưng  sau này bạn c ũng nên bỏ dần vì bản Ghost 11.51  làm việc chậm hơn  
nhiều so với True image 2010:
 
Khi cần làm ghost để  sao lưu Win 7 bạn mất đến  20 phút so với việc dùng True image  Acronis chỉ mất 8 phút là xong.  Partition magic 805 giờ này  
cũng tỏ ra  quá  lạc hậu với Win7 trên NTFS : ngay cả Hiren boot cũng khuyến cáo nên thay PM 805  bằng  ứng dụng Partition Home Wizard trong   
mini XP .
 
 Bạn cũng nên có sẵn  đĩa CD cứu hộ  Acronis rescue (có cả True image và Director suite) tích hợp chạy ngay trong USB multiboot cùng với Hiren  
boot, qua công cụ Winsetup from USB dể dành phân vùng lại cho XP, Win 7 hoặc  phục hồi lại phân vùng đã sao lưu.
 
14)  Tóm lại, một khi bạn cố gắng tìm tòi trên mạng  và vọc  mãi rồi cuối cùng, bạn cài thành công có menu dual boot giữa XP, Win7 cho các máy HP khó chịu nhất là các dòng mới core i3, 5, 7 sau này.
 
 Điều này có thể  thêm nhiều cực nhọc cho người bán nên họ đã từ chối cài XP cho máy đời mới: người mua lại  kiên trì hơn gắng cài  và sau cùng  
thành công  mới thật đã.

 DrHoang

TIN LIÊN QUAN