55.000 chủ shop kinh doanh dùng nền tảng quản lý bán hàng của SAPO
Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh do Công ty CP Công nghệ Sapo (Sapo) phát triển đã đạt tới con số 55.000 chủ shop. Sapo cũng đặt mục tiêu phủ 63 tỉnh thành, đặt chân vào 2 thị trường trong khu vực Đông Nam Á và cán mốc 200.000 khách hàng vào năm 2020. Kinh doanh và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Trọng Tuyến, CEO Sapo xung quanh những thành công của mô hình sáng tạo này.
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty cổ phần công nghệ Sapo
Thưa ông điểm quyết định nào khiến nền tảng công nghệ quản lý và bán hàng đa kênh của Sapo được đông đảo cộng đồng lựa chọn như vậy?
Trước hết là do chúng tôi đã phát triển được một hệ sinh thái bao gồm quản lý và bán hàng được tích hợp với các hệ thống vận chuyển và thanh toán đủ mạnh để đảm bảo việc quản lý và bán hàng trở nên hết sức thuận tiện.
Hiện nay, Sapo đã tích hợp với các đơn vị vận chuyển như GrabExpress, VNpost(EMS), ViettelPost, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Boxme. Để đảm bảo việc thanh toán được thuận lợi chúng tôi cũng tích hợp với các đơn vị thanh toán như VNpay, Onepay, Paypal, Ngân lượng, Bảo Kim, Napas, VTC pay, Moca, Webmoney. Hệ sinh thái TMĐT đó đã tạo một trải nghiệm liền mạch và mượt mà cho việc bán hàng đa kênh và quản lý tập trung của các chủ shop.
Vậy, nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh SAPO có những điểm nổi bật gì so với các mô hình cùng lĩnh vực hiện nay?
Đối với các chủ shop dù bán hàng tại cửa hàng, trên website, sàn TMĐT hay trên mạng xã hội như facebook, thì toàn bộ thông tin về khách hàng, đơn hàng đều được tập trung về cùng một ‘trung tâm xử lý Sapo’. Thay vì dàn hàng ngang mỗi nhân viên bán hàng làm các công việc như nhau từ việc tư vấn, chốt đơn, lên đơn, đóng gói và kết nối vận chuyển, thanh toán cho khách hàng. Quy trình vận hành trên Sapo cũng cho phép tách bạch từng khâu trong toàn bộ quá trình. Nhờ đó, việc quản lý và phân bổ nhân sự dễ dàng hơn, hiệu suất kinh doanh được cải thiện. Cụ thể, mỗi khi có đơn hàng hay khách hàng liên hệ từ kênh nào, hệ thống đều có thông báo, nhân viên bán hàng tập trung tư vấn, chốt đơn và lên đơn trên hệ thống. Quy trình đóng gói, kết nối vận chuyển, và thanh toán cho các đơn hàng có thể phân công cho nhân sự khác chuyên trách. Chủ shop luôn nắm bắt được kịp thời toàn bộ tình hình kinh doanh qua hệ thống báo cáo trên ứng dụng quản lý bán hàng trên di động Sapo.
Theo đuổi sứ mệnh “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn” ngay từ ngày đầu thành lập, chúng tôi đã liên tục nghiên cứu, đầu tư và cải tiến. Sau 10 năm phát triển, hiện nay, đội ngũ gần 600 nhân sự của Sapo đã có mặt trên 20 tỉnh thành để phục vụ khách hàng được thuận tiện hơn.
Tới nay, Sapo Omnichannel có thể giúp quản lý & bán hàng đa kênh A đến Z trên cả Online đến Offline. Sapo Omnichannel cho phép kết nối với 5 kênh bán hàng, thông tin về giá và kho hàng sẽ được đồng bộ lên tất cả các kênh.
Tính năng Quản lý cửa hàng tập trung trên Sapo cho phép quản lý các thông tin về giá sản phẩm, tồn kho, khách hàng trên các kênh bán hàng đều được quản lý tập trung tại Sapo. Hệ thống cũng đồng thời tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng, giúp tiết kiệm 50% thời gian và chi phí vận hành cửa hàng. Ngoài ra hệ thống với hơn 100 báo cáo chuyên sâu cho phép người quản lý có cái nhìn toàn diện về cửa hàng và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác.
Chúng tôi cũng đang cung cấp cho cộng đồng ứng dụng quản lý bán hàng trên di động Sapo miễn phí. Đây là một chiến lược nhằm thúc đẩy các chủ shop làm quen dần với công nghệ trong vận hành quản lý bán lẻ dù online hay offline. Ứng dụng Sapo sẽ ‘hô biến’ chiếc điện thoại thông minh của chủ shop thành một máy bán hàng thu gọn, bao gồm đầy đủ các tính năng quản lý hàng tồn kho, quản lý bán hàng, kết nối vận chuyển trong một nốt nhạc và tích hợp thanh toán QR code thuận tiện. Chủ shop cũng theo dõi được dễ dàng mọi tình hình bán hàng thông qua hệ thống báo cáo thân thiện, nhờ đó có thể ra được những quyết định mang tính chiến lược một cách hiệu quả.
Để đủ sức vươn ra thị trường nước ngoài. Sapo có chiến lược phát triển ra sao?
Năm 2010, chúng tôi ra mắt sản phẩm website bán hàng Bizweb, mô hình website sử dụng nền tảng điện toán đám mây, cho phép các đơn vị lần đầu tiên trên thị trường có thể dùng hình thức ‘thuê bao’ trả theo năm cho dịch vụ này, nhờ đó chi phí được tiết kiệm đáng kể và đã được thị trường đón nhận rất tốt. Năm 2015, hệ thống chuyển sang nền tảng mở, cho phép sản phẩm tích hợp với các ứng dụng, nền tảng của bên thứ 3, giúp cho khách hàng có thể tiếp cận nhiều lựa chọn và hiệu quả hơn trong việc sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, năm 2017 hệ thống của chúng tôi trở thành nền tảng tích hợp các kênh bán và đưa toàn bộ quy trình xử lý tập trung tại một chỗ, giúp tiết kiệm được chi phí, nguồn lực cho các shop và chuỗi cửa hàng và đã hỗ trợ rất tốt cho cộng đồng cũng như xu hướng phát triển của thương mại điện tử hiện nay. Mục tiêu đến 2020 của Sapo là phủ 63 tỉnh thành và đặt chân vào 2 thị trường trong khu vực Đông Nam Á và cán mốc 200.000 khách hàng.
Chúng ta đang ở thời kỳ sôi động nhất của cách mạng 4.0. Bởi vậy công việc chúng tôi đang làm, chiến lược chúng tôi đang thực hiện là sự quyết tâm mạnh mẽ cùng các đối tác, doanh nghiệp có những bước cải thiện đáng kể trong doanh thu, và sức tăng trưởng. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành và chịu trách nhiệm cao nhất trong từng phần việc với các đối tác, với các doanh nghiệp để họ an tâm cho những bước phát triển tiếp tới.
Duy Khánh (thực hiện)