Công nghệ đang dần giết chết ngôn ngữ của chúng ta?

16:31, 20/09/2015

Internet đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Nó mang lại cho chúng ta cảm giác chân thực của cộng đồng toàn cầu và chứa đựng một kho kiến thức khổng lồ mà chưa có...

Cong nghe 1


Tuy nhiên, nó không đóng góp được nhiều như vậy cho vốn từ vựng của các ngôn ngữ. Trong thời đại này, những người nói tiếng Anh ở khắp nơi trên thế giới đang dần sử dụng “u” thay vì “you” (bạn), người Romania đang dần thay thế “ca” bằng “k”, người Đức đang dần thay thế từ “liebe Grüße” (lời chúc) bằng “lg”, và trong tiếng Tây Ban Nha từ “también” (cũng) đang dần trở nên không còn được sử dụng mà thay vào đó người ta thích dùng từ viết tắt là “tmb”. Tất cả những điều này đã nói lên vấn đề gì? Phải chăng từ lóng trên Internet đang dần đặt dấu chấm hết cho chuẩn mực của ngôn ngữ bấy lâu nay?

Ngôn ngữ tiến hóa như thế nào?

Trước hết, cần phải lưu ý rằng ngôn ngữ tiến hóa một cách hữu cơ dần theo thời gian. Lấy ví dụ, từ “selfie”, không hề tồn tại trong hàng ngàn năm sử dụng tiếng Anh của nhân loại. Tất nhiên, theo lịch sử ghi chép thì trong quá khứ cũng không có nhiều trường hợp người ta tự chụp ảnh của mình cho đến thời gian gần đây .

Khi điều này trở thành một hiện tượng, thì từ “selfie” đã ra đời để mô tả hành động này một cách ngắn gọn với hai âm tiết. Phải mất một thời gian, Từ điển Anh ngữ Oxford mới chính thức đưa nó vào vốn từ vựng tiếng Anh ở ấn bản năm 2013.

Dù nghe có vẻ buồn cười, nhưng tác phẩm của Shakespear nhiều khả năng cũng đã từng rất nực cười đối với những chuẩn mực của Anh ngữ vào thời điểm chúng được công diễn 1. Ông đã phải đối diện với sự thiếu thốn về từ vựng và nghèo nàn trong diễn đạt ý nghĩa vốn là tính chất cơ bản của Anh ngữ lúc bấy giờ và do vậy ông đã tạo ra những từ mới để đáp ứng việc truyền tải tốt hơn nội dung cũng như sự phong phú về các sắc thái biểu cảm.

((1) Thời điểm Shakespear viết các tác phẩm của mình, chúng rất khác thường so với những vở kịch khác, ngôn từ tiếng Anh mà ông sử dụng có khác biệt so với cách dùng từ truyền thống của người Anh. Người ta thấy các tác phẩm của ông lố bịch trong cách dùng từ, nhưng sau này họ đã nhận ra rằng chúng rất hay và sâu sắc, từ đó tiếng Anh hiện đại đã được phát triển rất nhiều thông qua ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm của ông. Vậy nên rất nhiều người nói rằng tiếng Anh hiện đại là của Shakespear).

Cần nhấn mạnh rằng có đến hơn 1.500 từ là được “phát minh” bởi người đàn ông này trong suốt quãng đời của ông. Các ví dụ bao gồm cả những từ mà chúng ta dùng ngày nay như, “lonely” (cô đơn), “hurry” (vội vàng), “road” (con đường), “premeditated” (hữu ý), và “bloody” (đẫm máu). Chúng ta sẽ không thể hình dung nổi việc nói tiếng Anh mà không có những từ đó, nhưng phải rất lâu sau khi tiếng Anh cổ được hình thành thì chúng mới được đưa vào sử dụng.

Còn bạn thì sao? 

Việc thay thế các từ bằng chữ viết tắt là một việc không thể chấp nhận đối với các bài viết mang tính học thuật vì lý do rõ ràng. Chúng ta luôn mong muốn có thể xuất bản các bài viết dễ hiểu nhất có thể, đáp ứng được phạm vi độc giả lớn nhất có thể, vì vậy không có lý do gì để người đọc phải cố gắng suy luận những cụm từ viết tắt trong đó.

Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện cá nhân thì không cần phải chú trọng đến vấn đề này. Dù là trong trò chuyện cá nhân, tôi vẫn thấy không ưng ý với việc sử dụng từ “u”, nhưng điều đó chưa thực sự cần phải lo lắng. Tuy nhiên khi chúng ta bắt đầu bắt gặp các bài viết trên mạng từ các ấn phẩm quan trọng sử dụng lối dùng từ viết tắt thông tục này, đó mới chính là lúc chúng ta cần phải lo ngại. Đến bây giờ, điều đó dường như không còn là vấn đề nữa.

Chúng ta thường xuyên nhìn thấy cách viết tắt trong các biên bản tốc kí ở các phiên tòa hoặc trong các tin nhắn (SMS/IM).

Chúng ta có nên lo lắng? 

Trong một xã hội với nhiều lối biểu đạt dễ dãi, tâm lý hoang mang là rất tự nhiên. Trên quan điểm cá nhân, tôi tin rằng ngôn ngữ chỉ nên được sửa đổi khi điều đó hữu ích. Tuy nhiên, ngôn ngữ luôn thay đổi một cách hữu cơ cho dù chúng ta có muốn hay không.

Điều này có lẽ sẽ còn tiếp diễn không biết đến bao giờ. Chúng ta đã không còn nói tiếng Latin hay tiếng Anh cổ. Tiếng Đức đang dần tối giản việc sử dụng âm “ß”. Tiếng Romania đã không còn được viết bằng chữ cái Kirin.

Ngôn ngữ đã, đang và sẽ luôn như vậy – một thỏa thuận về phương thức giao tiếp giữa các cá nhân trong phạm vi các nguyên tắc dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Việc họ chọn cách như thế nào để giao tiếp sau khi rời ghế nhà trường là nằm ngoài sự can thiệp của chúng ta.

Theo bạn thì cần phải có những tiêu chuẩn nào cho những từ vựng mới trong ngôn ngữ của chúng ta? Hãy đưa ra bình luận để chúng tôi được biết thêm.


TIN LIÊN QUAN