Đã có 14 nước công nhận hộ chiếu vaccine Việt Nam
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao vào chiều 17/2, chia sẻ về tình hình các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: Tính đến ngày 16/2, có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philipinnes, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Mua 21,9 triệu liều vaccine Pfizer tiêm cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi
- Mỹ: Có trong tay loại vaccine tốt nhất thế giới, nhưng tỷ lệ tử vong vì Covid-19 lại cao
- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Học sinh tiêm hay chưa tiêm vaccine cũng bình đẳng trong quyền được đến trường
- Gần 90% số trẻ từ 12-17 tuổi đã hoàn thành hai mũi tiêm vaccine phòng COVID-19
- Pfizer cam kết cung cấp vaccine nhanh nhất, sớm nhất cho Việt Nam để tiêm cho trẻ từ 5 tuổi
Ảnh: minh họa
"Một số đối tác khác cũng đang xem xét tích cực, trao đổi thêm một số chi tiết kỹ thuật và sẽ sớm đưa ra khẳng định", bà Hằng nói trong buổi họp báo chiều 17/2.
Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang vận động, trao đổi với các nước để thúc đẩy công nhận hộ chiếu vaccine Việt Nam trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại của công dân.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay Việt Nam đang công nhận hộ chiếu vaccine của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có 11 thông tin về người mang, cũng như số lượng, chủng loại vaccine được tiêm, cùng với mã số của chứng nhận. Các thông tin sẽ được ký số, mã hóa và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR trên hộ chiếu vaccine sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.
Nhiều quốc gia đã áp dụng hộ chiếu vaccine để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường mới.
Trong cuộc họp báo tháng hồi tháng 11/2021, bà Hằng cho hay Việt Nam chấp nhận các loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Như Ý (T/h)