Đầu tư các dự án ứng dụng CNTT theo hình thức đối tác công – tư (PPP): Suy nghĩ từ một số dự án cụ thể
15:10, 24/12/2012
Thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, các dự án “Hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan Chính phủ” (gọi tắt là hệ thống e-Doc) và “Hệ thống thư điện tử quốc gia” (gọi tắt là hệ thống e-Mail) đã được các đơn vị chủ trì tiến hành triển khai. Hình thức đầu tư dự án theo mô hình PPP đã được tính toán và cân nhắc áp dụng, tuy nhiên sự phù hợp và mức độ khả thi đến đâu cần phải được đánh giá một cách cẩn thận, bài viết này sẽ đi sâu trình bày một số đánh giá như vậy.
Theo quy định tại Điều 1 – Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ban hành kèm theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Sau đây goi tắt là Quy chế thí điểm), để một dự án có thể được triển khai áp dụng hình thức đầu tư PPP thì dự án đó phải là dự án phát triển kết cấu hạ tầng và có mục đích cung cấp dịch vụ công.
Tuy nhiên, định nghĩa về dịch vụ công tại Quy chế là chưa rõ ràng. Dẫn đến, các ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước nói chung và hệ thống e-Doc và e-Mail nói riêng không phù hợp với mục đích phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà chỉ gián tiếp hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ công bởi lẽ các dự án này hướng đến xây dựng, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin như là công cụ để cung cấp dịch vụ công được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đánh giá sự phù hợp với các nguyên tắc áp dụng hình thức đầu tư PPP
Các dự án e-Doc và e-Mail đều đáp ứng được nguyên tắc này bởi lẽ Chính phủ đã xác định rõ định hướng thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân cho các dự án về công nghệ thông tin như đã nêu ở Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Việc huy động nguồn vốn doanh nghiệp đáp ứng giải pháp khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Trung ương (Điểm VI, Mục C, Điều 1, Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015). Bên cạnh đó, việc thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ yêu cầu cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hộivà Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
Nguyên tắc về vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án
Nguyên tắc này yêu cầu vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế và các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công. Đối với các dự áne-Doc và e-Mail, đây là nguyên tắc hoàn toàn có thể được đáp ứng bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam.
Nguyên tắc về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Nguyên tắc này sẽ được đáp ứng nếu nhà đầu tư bảo đảm rằng vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Nguyên tắc này là hoàn toàn khả thi đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Thực tế, một điểm cần đặc biệt chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hầu hết các doanh nghiệp có nhiều nguồn lực và kinh nghiệm đều là các doanh nghiệp nhà nước (được hiểu là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp). Một số doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin rộng khắp.Trường hợp các doanh nghiệp này được tham giatriển dự án về công nghệ thông tin, cho phí đểxây dựng và phát triển hệ thống,giá thành dịch vụcó thể được giảm đi đáng kể nhờ việc sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có.
Theo quy định tại Điều 9.2 của Quy chế thí điểm, phần tham gia của Nhà nước vào Dự án PPP không vượt quá 30% tổng vốnđầu tư của Dự án. Tuy nhiên,Quy chế thí điểm không đưa ra khái niệm vốn của khu vực tư nhân tham gia vào dự án. Như vậy, có thể suy luận rằng các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể sử dụng các nguồn vốn của mình để đầu tư thực hiện Dự án PPP nếu các nguồn vốn đó không phải là vốn đầu tư phát triển và không dẫn đến nợ công. Do đó, đây là một điểm chưa rõ rà ở Quy chế thí điểm.
Nguyên tắc về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam, theo tập quán và thông lệ quốc tế
Nguyên tắc này hoàn toàn được đáp ứng nếu việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo đúng Quy chế thí điểm và các quy định của pháp luật về đầu tư và đấu thầu có liên quan.
Đánh giá về sự phù hợp với các lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP
Các dự án về công nghệ thông tin nói chung và dự án e-Doc và e-Mail nói riêng không nằm trong các lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP theo quy định tại Điều 4, Quy chế thí điểm.
Tuy nhiên, khoản 9, Điều 4, Quy chế thí điểm quy định các lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP cũng bao gồm các dự án thuộc lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó, để có thể triển khai dự án e-Doc và e-Mail hình thức PPP theo Quy chế thí điểm, Bộ Thông tin và Truyền thôngcần thiết phải trình Thủ tướng Chính phủ xin phép được triển khai theo Quy chế thí điểm.
Đánh giá về sự phù hợp với các tiêu chí lựa chọn dự án
Các dự án e-Doc và e-Mailkhông thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ dự án quan trọng, quy mô lớn, có yêu cầu cấp thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế, trong khi Danh mục này là cơ sở để xác định dự án quan trọng, quy mô lớn theo quy định tại Điều Quy chế thí điểm.
Tiêu chí về khả năng hoàn trả vốn cho nhà đầu tư
Khả năng hoàn trả vốn của các dự áne-Doc và e-Mail phụ thuộc vào quy mô đầu tư và tính chất của loại dịch vụ liên quan cung cấp đến đối tượng là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức. Việc xác định khả năng hoàn trả vốn sẽ được thực hiện đối với từng dự án cụ thể.
Tiêu chí về khả năng khai thác lợi thế công nghệ, kinh nghiệm quản lý, vận hành
Với những doanh nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ như VNPT, FPT, Vietel, CMC… các dự án công nghệ thông tin nói chung và dự án e-Doc và e-Mail nói riênghoàn toàn có thể khai thác được lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và vận hành của nhiều doanh nghiệp trên. Dễ nhận thấy, doanh nghiệp trên hiện cung cấp hầu hết các dịch vụ công nghệ thông tin không chỉ cho xã hội mà còn cho cả nhiều cơ quan nhà nước.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn có mối quan hệ cộng tác với các doanh nghiệp công nghệ thông tin quốc tế, dẫn đếncác doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đã dần làm chủ công nghệ vàcó những bước phát triển nổi bật, trong những năm qua.Như vậy, có thể kết luận rằng các dự án công nghệ thông tin nói chungvà dự án e-Doc và e-Mail nói riêng đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chí lựa chọn dự án và thoả mãn điều kiện quy định tại Điều 5, Quy chế thí điểm.
Đánh giá sự phù hợp về thủ tục đầu tư
- Thủ tục đầu tư theo Quy chế thí điểm đòi hỏi các vấn đề liên quan đến cùng một dự án đầu tư phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ít nhất 02 (hai) lần: Phê duyệt Đề xuất dự án; phê duyệt phần tham gia của Nhà nước và cơ chế ưu đãi đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có thể kéo dài nhiều tháng;
- Thủ tục đầu tư theo Quy chế thí điểm yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải cho ý kiến ở ít nhất 04 bước: (i) thẩm định Đề xuất Dự án; (ii) thẩm định Phần tham gia của Nhà nước; (iii) cho ý kiến về kết quả lựa chọn Nhà đầu tư; và (iv) thẩm tra Dự án. Việc tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào quá nhiều bước khiến thủ tục đầu tư trở nên phức tạp;
- Việc lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với kết quả lựa chọn nhà đầu tư chưa phù hợp. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cần chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả lựa chọn này.
- Thủ tục đấu thầu bắt buộc để lựa chọn nhà đầu tư theo Quy chế thí điểm không phải luôn luôn phù hợp. Trong một số trường hợp chỉ có một doanh nghiệp được xác định là đủ điều kiện trở thành nhà đầu tư, cần cho phép thực hiện thủ tục chỉ định nhà đầu tư để tránh các lãng phí về thời gian và kinh phí không cần thiết.
Với các phân tích bên trên có thể nhận thấy:V iệc triển khai các dự án về ứng dụng công nghệ thông tintrong nội bộ cơ quan nhà nước nói chung và dự án e-Doc và e-Mail nói riêng theo hình thức PPP theo quy định tại Quy chế thí điểm là chưa khả thi tại thời điểm hiện tại.
Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể về áp dụng hình thức đầu tư hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp cho dự án xây dựng hệ thống e-Doc và e-Mail, tuy nhiên, môi trường pháp lý về hình thức hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp tại Việt Nam là chưa sẵn sàng, do đó, Bộ Thông tin và Truyền thôngcần thiết phải xin cơ chế đặc thù riêng cho lĩnh vực CNTTnói chung và dự án e-Doc và e-Mail nói riêng để đảm bảo triển khai thành công 02 dự án này theo kế hoạch đặt ra trong Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010.
(Theo Telecom&IT 12/2012)