Dạy học trực tuyến: Có phải Bộ Giáo dục đang "khoán trắng" cho các địa phương
Theo đó, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, việc tổ chức hoạt động dạy học qua internet, qua truyền hình.
Để đảm bảo chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19, ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn dạy học qua hai hình thức này đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên năm học 2019-2020.
Theo đó, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, việc tổ chức hoạt động dạy học qua internet, qua truyền hình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bài học và học liệu, việc tổ chức hoạt động dạy học qua internet, qua truyền hình.
Trong đối tượng tham gia vào hoạt động này và có liên quan như: cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, học sinh, phụ huynh, Sở/phòng Giáo dục và Đào tạo đều được phân vai, phân nhiệm rõ ràng.
Nghiên cứu hướng dẫn này, TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng:
Tinh thần của Thủ tướng trong giai đoạn này là "chống dịch như chống giặc" tuy nhiên nhìn vào văn bản của Bộ thì chỉ mang tính hướng dẫn cho các địa phương tổ chức thực hiện phương thức học tập mới này tức là "khoán trắng" cho địa phương.
Trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
"Trong khi đáng lẽ để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch thì đây phải là văn bản chỉ đạo bắt buộc, quyết liệt yêu cầu các địa phương phải thực hiện, tránh tình trạng địa phương này làm tốt, địa phương khác không triển khai nổi", ông Khuyến nhấn mạnh.
Ngoài ra, hướng dẫn này của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet; sử dụng các hình thức phù hợp để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên truyền hình.
Cũng về nội dung này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, học qua internet, trên truyền hình đòi hỏi hoàn toàn vào sự tự giác của người học do đó chất lượng bài giảng phải được đánh giá qua 2 yếu tố.
Cụ thể, theo thầy Lâm, dù khi dạy trên truyền hình thì địa phương đã phải chọn thầy cô giỏi tuy nhiên cũng cần có sự đánh giá của người học, dựa trên cơ sở đó thì mới đánh giá được bài giảng hiệu quả đến đâu.
Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra kết quả của người học thì phụ thuộc vào cách thức kiểm tra, nếu chỉ dùng câu hỏi trắc nghiệm là chưa đủ, cần có bài thi tự luận thậm chí yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rồi tường trình lại (đối với những môn học cần làm thí nghiệm).
"Nếu làm được như vậy thì kết quả học tập trực tuyến còn tốt hơn học trực tiếp", thầy Lâm nhận định.
PV (TH)