Diễn đàn trao đổi công nghệ và nông sản Việt Nam - Nhật Bản
Chiều ngày 30/11, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cùng với Tập đoàn FPT phối với Tập đoàn SBI và Công ty DENBA tại Nhật bản cùng tổ chức Diễn đàn trao đổi Công nghệ và Nông sản Việt Nam – Nhật bản. Diễn đàn được tổ chức với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Nhật bản đang hoạt động và quan tâm đến lĩnh vực Nông nghiệp và chuyển đổi số công nghệ cao với các mô hình và dây truyền sản xuất tối ưu cho nhà cung ứng và người tiêu dùng.
- Phát triển khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng để phát triển năng lượng tái tạo
- Hà Nội: Phấn đấu có ít nhất 200 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2025
- Sẽ tổ chức đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ về bảo vệ trẻ em trên mạng
- Dat Xanh Services tổ chức sự kiện công nghệ Blockchain và Metaverse quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam
- Những xu hướng công nghệ mới nổi phát triển đột phá trong năm 2021
Ông Trương Gia Bình và các khách mời Việt Nam - Nhật Bản tại diễn đàn trực.
Diễn đàn trao đổi Công nghệ và Nông sản Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức với mong muốn có thể giới thiệu tới doanh nghiệp những công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp cũng như những nông sản chất lượng cao phù hợp với những quy chuẩn của thị trường hai nước.
Tại Hội thảo, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT chia sẻ: "Ngay trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đã rất ấn tượng với kết quả ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp ở Nhật, và phải khẳng định là ngành Nông nghiệp tiên tiến và phát triển đứng đầu thế giới với đặc điểm nổi bật là áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm tự động hóa tối đa các khâu từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản và phân phối. Nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản là ngành đang được nhiều nước trên thế giới học hỏi, đặc biệt trong bối cảnh diện tích đất trồng đang ngày càng bị thu hẹp và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối trên toàn thế giới".
Sau những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã gây ảnh nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó cũng có Việt Nam và Nhật Bản, ông Bình cho rằng, điều này khiến việc kết nối, hợp tác giữa các đơn vị, tập đoàn để khôi phục lại nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Và điều đó thể hiện bằng sự bắt đầu bằng những cuộc trao đổi, tìm hiểu, hỗ trợ lẫn nhau như ngày hôm nay.
Thông qua Diễn đàn, ông Bình mong muốn có thể giới thiệu tới doanh nghiệp những công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp cũng như những nông sản chất lượng cao phù hợp với những quy chuẩn của thị trường hai nước.
Sơ qua về thực trạng nông nghiệp của Nhật Bản, hiện tại dân số làm nông nghiệp của Nhật Bản đang giảm nhanh chóng, so với năm 1995 thì 20 năm qua đã giảm hơn một nửa. Ngoài ra, độ tuổi trung bình của lao động nông nghiệp ở Nhật Bản đã tăng 8 tuổi trong 20 năm qua, và tình trạng thiếu lao động do lao động nông nghiệp già đi và thiếu người kế thừa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Trong bối cảnh như vậy, tổng diện tích đất canh tác bị bỏ hoang ở Nhật Bản là 423.000 ha, sự suy yếu của cơ sở sản xuất đang gia tăng và tổng sản lượng nông nghiệp đến năm 2017đã giảm 2,4 nghìn tỷ yên từ mức đỉnh cao năm 1984. Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu và khuyến nghị phát triển các công nghệ mới và các mô hình quản lý năng suất cao nhằm phát triển bền vững nông nghiệp như một mục tiêu của các chính sách kinh tế.
Ông Kitao, đại diện từ Tập đoàn SBI cho biết, Tập đoàn cũng đang đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nêu trên bằng cách đầu tư quy mô lớn vào các công ty cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau.
Tại Diễn đàn, ông cũng chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng rằng diễn đàn hôm nay sẽ là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa các công ty Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời cải thiện các vấn đề khác nhau liên quan đến nông nghiệp. Ngoài ra, tôi rất vui nếu nó có thể là cầu nối cho sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam".
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nakatsuka - Giám đốc sàn giao dịch hàng hóa tương lai Dojima đã chia sẻ mong muốn, từ năm 2025 công ty có thể trở thành một trung tâm giao dịch tổng hợp có thể giao dịch các sản phẩm tài chính. "Trung tâm giao dịch Doujima đã và đang tiến hành cải tiến bộ máy công ty để hướng đến mục tiêu biến công ty trở thành một trung tâm giao dịch khác với các sàn giao dịch khác đang có ở Nhật. Và với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm giao dịch quốc tế xuyên quốc gia, trung tâm giao dịch Doujima, chúng tôi tin rằng từ Việt Nam đến Nhật và các quốc gia khác ngoài Nhật thì đều có thể sử dụng", ông Nakatsuka nhận định.
Diễn đàn đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác sản xuất, phát triển kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như: sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối cũng như thương mại, đầu tư và công nghệ.
Hoàng Hằng (T/h)